Ngân hàng Nông nghiệp Thái Lan (BAAC) vừa qua đã đưa vào áp dụng một chương trình tín dụng đặc biệt nhằm khuyến khích người dân trồng rừng bảo hộ đồng thời đẩy mạnh việc xóa đói giảm nghèo tại một số địa phương.
Ý tưởng của BAAC rất đơn giản, người dân giờ đây có thể được phép đem lượng cây mà họ đang trồng ra làm tài sản thế chấp, ngay cả khi lượng cây này còn lâu mới đến thời hạn khai thác hay thu hoạch, để có được một khoản vay bằng 50% tổng giá trị của cây. Khoản vay ưu đãi này có lãi xuất thấp và có thể được trả góp trong vòng 20 năm. Một khoảng thời gian đủ dài để người dân có thể an tâm thu hồi vốn và chi trả khoản nợ.
Điều này tránh cho việc nhiều người nông dân nghèo đã phải mất đất, vì trước đây chỉ có thể vay những khoản vay ngắn hạn với lãi xuất không ưu đãi, chưa đến hạn khai thác đã hết vốn đầu tư hoặc không thể hoàn trả vốn cho ngân hàng nên bị tịch biên đất, khiến nhiều người đã không còn hứng thú làm lâm nghiệp.
Sáng kiến này của BAAC giúp thay đổi một điểm yếu cố hữu giúp người dân lạc quan gắn bó với nghiệp trồng rừng. Giờ đây công việc trồng rừng không còn là những khoản đầu tư dài hạn, mà cây trồng chỉ có giá trị một khi đến hạn khai thác được đốn chặt. Giờ đây, nhất là với những nông dân trồng rừng ít đất, họ có thể được hưởng giá trị sử dụng của cây ngay từ khi nó được gieo mầm.
Một điều kiện nữa để hồ sơ vay vốn được BAAC chấp nhận là người dân phải trông xen kẽ cây lẫy gỗ và cây lấy tinh dầu để có giá trị thương mại lâu dài. BAAC hy vọng chương trình tín dụng này sẽ giúp nhanh chóng phủ xanh lại rừng đầu nguồn Thái Lan, chống lũ lụt và hạn hán, đồng thời giúp nông dân nghèo có thể giữ đất canh tác của mình.
Nó cũng là giải pháp buộc người vay vốn phải có trách nhiệm đi đến cùng dự án của mình, không thể giữa chừng phá bỏ rừng, vì đó là đảm bảo duy nhất của họ để có thể trả lại vốn vay sau 20 năm nữa.
Anchalee Kongrut và Winchit Chantanusornsiri
Các bài liên quan:
Ý tưởng của BAAC rất đơn giản, người dân giờ đây có thể được phép đem lượng cây mà họ đang trồng ra làm tài sản thế chấp, ngay cả khi lượng cây này còn lâu mới đến thời hạn khai thác hay thu hoạch, để có được một khoản vay bằng 50% tổng giá trị của cây. Khoản vay ưu đãi này có lãi xuất thấp và có thể được trả góp trong vòng 20 năm. Một khoảng thời gian đủ dài để người dân có thể an tâm thu hồi vốn và chi trả khoản nợ.
Điều này tránh cho việc nhiều người nông dân nghèo đã phải mất đất, vì trước đây chỉ có thể vay những khoản vay ngắn hạn với lãi xuất không ưu đãi, chưa đến hạn khai thác đã hết vốn đầu tư hoặc không thể hoàn trả vốn cho ngân hàng nên bị tịch biên đất, khiến nhiều người đã không còn hứng thú làm lâm nghiệp.
Sáng kiến này của BAAC giúp thay đổi một điểm yếu cố hữu giúp người dân lạc quan gắn bó với nghiệp trồng rừng. Giờ đây công việc trồng rừng không còn là những khoản đầu tư dài hạn, mà cây trồng chỉ có giá trị một khi đến hạn khai thác được đốn chặt. Giờ đây, nhất là với những nông dân trồng rừng ít đất, họ có thể được hưởng giá trị sử dụng của cây ngay từ khi nó được gieo mầm.
Một điều kiện nữa để hồ sơ vay vốn được BAAC chấp nhận là người dân phải trông xen kẽ cây lẫy gỗ và cây lấy tinh dầu để có giá trị thương mại lâu dài. BAAC hy vọng chương trình tín dụng này sẽ giúp nhanh chóng phủ xanh lại rừng đầu nguồn Thái Lan, chống lũ lụt và hạn hán, đồng thời giúp nông dân nghèo có thể giữ đất canh tác của mình.
Nó cũng là giải pháp buộc người vay vốn phải có trách nhiệm đi đến cùng dự án của mình, không thể giữa chừng phá bỏ rừng, vì đó là đảm bảo duy nhất của họ để có thể trả lại vốn vay sau 20 năm nữa.
Anchalee Kongrut và Winchit Chantanusornsiri
Các bài liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét