Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Tóm lược tình hình biển Đông

- Trích The Economist; London -

Trong suốt một thập kỷ, các tranh chấp trên biển Đông đa phần chỉ là chủ đề quan tâm của một số nhà nghiên cứu và giới luật gia. Nhưng kể từ năm 2010, sự căng thẳng đã bước lên một tầm cao mới. Trung Quốc tổ chức tập trận Hải quân tại khu vực này. Hoa Kỳ gửi tàu sân bay USS George Washington ghé thăm Việt Nam. Liên tục các diễn đàn khu vực được tổ chức để tìm cách tháo gỡ tình hình căng thẳng tại biển Đông.

Đang có hai xu thế đối nghịch nhau tại khu vực. Đầu tiên là việc Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Obama đang muốn tái khẳng định vai trò cường quốc của mình tại khu vực châu Á, làm đối tác đảm bảo hòa bình cho nhiều quốc gia trong khu vực này. Thứ hai là việc Trung Quốc đang muốn thể hiện vị thế sức mạnh và vị thế quân sự mới của mình.

Trước khi tới Việt Nam, tàu USS George Washington đã tới Hàn Quốc để thể hiện sự ủng hộ của Hoa Kỳ tới Hàn Quốc, sau vụ Bắc Triều Tiên đánh chìm tàu Cheonan. Sự kiện này khiến Bắc Kinh không mấy hài lòng. Và tình hình trong khu vực sẽ còn tiếp tục xuống cấp.

Tại biển Đông, sự căng thẳng có thể sẽ còn nghiêm trọng hơn. Washington lo lắng từ khi Bắc Kinh xếp biển Đông vào hàng "vấn đề có tầm quan trọng sống còn" – ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Tháng 7 năm 2010, Hoa Kỳ cũng xếp quyền đươc tự do lưu thông đi lại trên biển Đông như một lợi ích quốc gia tối quan trọng của họ.

Ngoài Trung Quốc (cùng Đài Loan), còn có Brunei, Malaisia, Philippines và Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình tại vùng tranh chấp. Indonesia cũng đang có các vùng lãnh hãi thuộc Trung Hoa trên các bản đồ mà Trung Quốc phát hành. Nhưng cuộc đối đầu Việt-Trung về tình hình Trường Sa-Hoàng Sa là căng thẳng và dễ xảy ra xung đột nhất. Chính vì vậy mà mọi thiện chí của Washington dành cho Hà Nội, như việc hai nước ký kết hiệp định hợp tác phát triển công nghệ nguyên tử hạt nhân dân dụng cho Việt Nam được Bắc Kinh coi như một hành động khiêu khích.

Đã từ lâu, các nước láng giềng luôn có lý do để nghi ngờ thiện chí cố gắng không gây xung đột của Trung Hoa. Tàu bè Trung Quốc đi lại trên biển Đông như ao làng của họ. Các bản đồ Trung Quốc xuất bản đánh dấu lãnh thổ Trung Quốc vượt xa ngoài phạm vi Trường Sa và Hoàng Sa. Năm 2010, Bắc Kinh cũng đã quảng cáo đã gửi một tàu ngầm lặn sâu xuống độ sâu 3759 mét để cắm cờ Trung Quốc.

Trung Hoa đang phát triển hải quân cả trên diện rộng và diện sâu. Năm 2010, Trung Hoa đã khánh thành cảng Habantota ở miền nam Sri Lanka. Tại Pakistan, Trung Hoa cũng đang xây dựng cảng Gwadar. Các tàu chiến Trung Hoa cũng lần đầu tiên cập cảng Myanmar. Các động thái này khiến Ấn Độ lo lắng Trung Hoa đang xây dựng hệ thống tiền đồn – gọi là chiến thuật vòng ngọc trai – để kiểm soát tuyến giao thông hàng hải huyết mạch của thế giới.

Sức mạnh quân sự của Hải quân Trung Hoa sẽ còn được củng cố khi tàu sân bay đầu tiên của họ đi vào hoạt động, cũng như hệ thống hỏa tiễn tầm xa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển, được ví von như hệ thống tiêu diệt tàu sân bay.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích quân sự đánh giá rằng dù đang cố gắng đuổi theo Hoa Kỳ, nhưng còn tương đối lâu nữa Trung Hoa mới có khả năng bắt kịp. Hoa Kỳ vẫn là sực mạnh Hải quân số một của khu vực này. Nhưng liệu họ còn đủ sức để áp đặt tầm ảnh hưởng của mình nhằm gìn giữ nền hòa bình mong mang trong khu vực. Trung Quốc càng ngày sẽ càng có trọng lượng hơn để áp đặt các điều kiện của mình trên bàn đàm phán. Nếu cái ô Hoa Kỳ vẫn có thể tiếp tục đảm bảo một sự an ninh tương đối cho khu vực này, ta vẫn không khỏi có cảm giác cái ô trên không phải sẽ vĩnh viễn không thấm nước.

Simon Long

Các bài liên quan:

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Hic, bỏ blog luôn rồi hả bạn?? Bận học vậy sao?

Trần Việt Dũng nói...

Blog chưa có hướng phát triển mới (tức vẫn làm một mình) nên tạm dừng hoạt động. Khi nào có một hai người đồng chí cùng làm sẽ quay lại hoạt động.