Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Nguyên nhân đằng sau cuộc xung đột leo thang giữa Thái Lan và Campuchia

- Trích Today; Singapore -


Từ một tuần nay, chiến sự không ngừng leo thang tại biên giới Khờme - Thái. Đã có sáu binh sĩ của cả hai bên thiệt mạng. Theo nhà phân tích chính trị Pavin Chachavalpongun, phía Thái không kiểm soát được mình và để cho xung đột leo thang vì những rạn nứt đang diễn ra trong liên minh bảo hoàng hay còn gọi là phe áo vàng.

Nhìn bề ngoài mà nói, căng thẳng giữa Thái LanCampuchia hoàn toàn xuất phát từ chanh trấp chủ quyền nơi biên giới giữa hai quốc gia này. Nhưng, nếu ta phân tích kỹ thêm một chút, thì ta thấy rằng đây chính xác hơn là một nước cờ trong cuộc tranh giành quyền lực ở phe cầm quyền tại xứ Xiêm, chính xác hơn là giữa chính phủ Thái đương nhiệm và cựu đồng minh của họ Liên minh Dân tộc vì Dân chủ [viết tắt là PAD]. Liên minh cầm quyền đang đổ vỡ. Và PAD muốn dùng cuộc xung đột vũ trang này đề làm lung lay chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva. Vậy mà cách đây không lâu, họ vẫn khăng khít như anh em môi hở răng lạnh. Họ đã hai lần cùng chung chiến hào lật đổ chính phủ của Thủ tứng Thaksin Shinawatra [vào năm 2006], và phe cánh của ông ta [vào năm 2008]. Khi PAD bắt đầu chính trị hóa vấn đề của ngôi đền Preah Vihear [nằm ở biên giới hai nước nhưng chủ quyền đã được xác định cho Campuchia từ năm 1962], thì đảng Dân chủ, khi đó đang là phe đối lập của Thaksin, đã hết sức ủng hộ. Hai tổ chức này đã nêu cao ngọn cờ ái quốc để tố cáo chính quyền thân Thaksin đã mềm yếu với Campuchia, bán "đất đai của tổ quốc Xiêm", đổi lại những quyền lợi mà Phnom Penh giành cho việc làm ăn của gia đình Shinawatra.


Nhưng kể từ khi lên cầm quyền từ năm 2008, đảng Dân chủ, dưới sức ép của quân đội, đã phải chọn đường lối trung hòa hơn. PAD thì cực lực lên án điều này, họ coi đã giúp đảng Dân chủ lên cầm quyền nhưng bây giờ bị đối xử kiểu vắt chanh bỏ vỏ. Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra trong quý 1 năm 2011, PAD lại dùng vấn đề đền Preah Vihear để thu hút sự chú ý của dư luận. Chiến thuật này đang có vẻ thành công. PAD đang tổ chức nhiều cuộc biểu tình và phong tỏa các tòa nhà Quốc hội, yêu cầu chính phủ phải có động thái mạnh mẽ hơn với Phnom Penh, đồng thời yêu cầu phía Campuchia trao trả hai tù binh Thái là thành viên của PAD vừa bị luật pháp nước này kết án 8 năm tù giam vì tội gián điệp. PAD cũng lôi kéo thêm được một tổ chức khác vào cuộc đấu tranh của mình là nhóm phật giáo cực đoan Abhisit. Hai nhóm tuyên bố sẽ còn xuống đường đấu tranh cho đến khi nảo Thủ tướng Thái chịu từ chức.

Sự tranh dành quyền lực giữa hai nhóm bảo hoảng làm nhiều người lo lắng, nhất là khi triều đại của vua Bhumibol Adulyadej sắp kết thúc [nhà vua đã phải nằm viện điều trị từ tháng 9 năm 2009]. Sự chia rẽ này sẽ chỉ làm lợi cho "phe áo đỏ" củng cố vị thế của mình. Một điều mà giới quân sự không hề mong muốn. Chính vì vậy, gần đây xuất hiện nhiều tin đồn về một cuộc chính biến quân sự sẽ diễn ra tại Bangkok. Nếu tình hình trở nên mất kiểm soát, giới quân sự sẽ can thiệp để giúp đất nước thoát ra khỏi ngõ cụt. Tổng tham mưa trưởng quân đội Thái, tướng Prayuth Chan-ocha, nói rằng chính biến quân sự đang là một trong những giải pháp. Nếu điều đó thành hiện thực, người Thái phải chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh chính trị dài hơi mới.

Pavin Chachavalpongpun

Không có nhận xét nào: