Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Trung Quốc – Trào lưu dân thành thị thuê ruộng tự trồng rau sạch

- Trích Quốc Tế Tiên Khu Đạo Báo; Bắc Kinh -


Sau mùa thu hoạch củ cải và bắp cải, Yin Ruiqing, một cán bộ hưu trí, đang xới lật đất để chuẩn bị cho vụ sau. Mảnh vườn của bác nằm dưới chân núi Phượng, ngoại vi Bắc Kinh, trong trang trại Anon. Tại đây, các mảnh vườn được sắp xếp bằng chằn chặn như bàn cờ. Mỗi mảnh chủ nhân thường đặt cho nó một cái tên riêng. “Các nhà báo phải đến đây vào mùa xuân, lúc reo hạt, mới thấy đông người ở đây đến nhường nào, cả người lớn và trẻ con đều vô cùng thích thú được tham gia công việc trồng ruộng rau ăn cho nhà mình trong một mùa.”, bác Yin kể.

Ở Bắc Kinh, đồng thời nhiều thành phố lớn khác, những người dân thành thị như bác Yin Ruiqing tự trồng rau cho mình sau những scandal liên quan đến thực phẩm liên tiếp diễn ra ngày càng nhiều.

Năm 2009, bác Yin đọc báo thấy vườn Anon, một trang trại ở ngoại thành, thông báo sẽ cho thuê những khoảng ruộng nhỏ để dân thành thị tự trồng rau sạch: tất cả sản phẩm thu hoạch đều thuộc về người thuê đất: “Đọc được tin này tôi thất sự thích thú và hào hứng!” Bác Yin đã ngay lập tức đến núi Phượng rồi quyết định thuê một mảnh với giá 1.200 tệ một năm.

Bác Yin thường đến vườn hai lần một tuần đề làm cỏ, reo hạt mới và tưới cây. Đó cũng là một cách với bác sống lại cuộc sống nông thôn. Hồi còn trẻ, bác cũng từng phải xuống lao động tại các hợp tác xã nông nghiệp [Trong khoảng từ năm 1968 cho đến 1980, 17 triệu thanh niên thành thị đã phải đi học tập lao động tại nông thôn]. “Đây là một niềm vui thực sự đối với tôi được hoạt động và lao động ở đây”. Nó khác hoàn toàn là làm vườn hay chăm mấy cái cây giữa rừng nhà cao ốc. Có một đội ngũ chuyên viên nông nghiệp túc trực tại trang trại để tư vấn bác Yin nên trồng loại rau nào theo mùa trong tổng số hơn 30 loại mà trang trại có sẵn.

Nhưng ngay cả khi rất yêu có mảnh vườn để chăm như thế này, động lực đầu tiên đã thúc đẩy bác Yin thuê khoảnh vườn là các vấn đề không an toàn của thực phẩm đang được bán tại thị trường Trung Quốc (sữa nhiểm độc, dầu ăn tái sử dụng etc…). “Tôi cũng là dân kinh doanh. Tôi biết rất rõ các kênh phân phối thực phẩm. Tôi biết có nhiều loại độc tố rất khó bị phát hiện.” Bác Yin nói.

Giáo sư Shi Yan, thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh, người có ý tưởng lập vườn Anon này phát biểu. Những người như bác Yin ngày càng đông. Năm ngoái, mới có khoảng 15 gia đình đến thuê đất, thì năm nay, con số này đã tăng mạnh mẽ, hiện nay vườn đang đón 120 hộ gia đình.

Theo điều tra của chúng tôi, không chỉ ở Bắc Kinh, mà tại đa số các thành phố lớn khác, trào lưu này cũng đang phát triển mạnh, dưới nhiều hình thức khác nhau. Như người dân thành thị có thể thuê một phần ruộng của người nông dân, rồi thuê luôn họ trồng và chăm sóc loại rau theo yêu cầu của mình, đồng thời bắt họ cam kết không được dùng thuốc trừ sâu hóa học.

Các bài liên quan:

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Đây là xu hướng quay về với lối sông chậm của dân thành thị chăng? Em thấy điều này tuy chưa thực tế lắm, vì mới chỉ dừng lại ở một thói quen, có thể gọi là tao nhã của những gia đình có thời gian và điều kiện. Tuy nhiên nhiều người sẽ rất phấn khích với ý tưởng được làm chủ một vườn rau cho xem. Ý thức dành 1 khoảng thời gian trong ngày để chăm sóc vườn rau, cũng là chăm sóc sức khỏe cho gia đình, cũng là ý tưởng kinh doanh cho nhiều người này trong tương lai nhất định sẽ lan rộng :D
Em cũng thích bài này của anh Dũng, chủ đề hướng đến cuộc sống và thiên nhiên , đọc cứ man mát... :)

Trần Việt Dũng nói...

Đầu tiên xin được cám ơn em đã ủng hộ blog và thích bài viết.

Thứ hai, khi dịch bài này, anh muốn gửi thông điệp về cách con người vẫn luôn tự bươn trải khi đã mất niềm tin ở những chuẩn mực của xã hội. Nếu đã không biết tin vào đâu thì tự mình hãy tin lấy chính bản thân mình.