Vừa vượt qua biên giới Ai Cập-Libya, Ben Wedeman của hang CNN trở thành nhà báo ngoại quốc đầu tiền thực hiện phóng sự từ Libya kể từ khi nhân dân quốc gia này vùng lên nổi dậy chống Kadhafi.
Tại biên giới, một thanh niên trẻ anh mặc thường phục, khoác khẩu AK-47 đòi chúng tôi xuất trình giấy tờ. “Tại sao lại phải vậy vì chẳng còn chính phủ nào cả”. Saleh, người tài xế Libya chấp nhận đưa chúng tôi qua biên giới đáp lại rồi đạp ga đi thẳng.
Phía trạm kiểm soát Libya, đã không còn biên phòng, không còn hải quan, không còn cảnh sát. Một nhóm người mặc thường phục, được trang bị mã tấu, súng ngắn hay AK đứng giữ một trật tự nhất định tại biên giới. Họ cũng không có nhiều việc để làm vì dòng người đa phần di chuyển theo hướng ngược lại. Hải quan Ai Cập cho hay, chỉ tính riêng trong ngày 21 tháng 2 đã có 15.000 người Ai Cập vượt cửa khẩu này để hồi hương.
Chào mừng đến với nước Libya tự do, đó là khẩu hiệu mới được treo ở phía trạm kiểm soát Libya. Sau khi vượt qua cửa khẩu, chúng tôi dừng lại đổ xăng, ở cây xăng không phải xếp hàng, vẫn có điện, điện thoại di động vẫn hoạt động nhưng không thể gọi ra nước ngoài, chỉ duy nhất Internet đã bị cắt từ nhiều ngày nay.
Trên đường đến thành phố lớn đầu tiên, chúng tôi vượt qua nhiều trạm kiểm soát của người biểu tình tạm dựng lên. Họ lịch sự nhưng có vẻ vui mừng thái quá trước những thắng lợi đầu tiên. Họ bất ngờ nhưng cũng hào hứng khi thấy đoàn phóng viên ngoại quốc đầu tiên tác nghiệp trên đất nước của họ từ ngày 15 tháng 2 vừa rồi.
Phía trạm kiểm soát Libya, đã không còn biên phòng, không còn hải quan, không còn cảnh sát. Một nhóm người mặc thường phục, được trang bị mã tấu, súng ngắn hay AK đứng giữ một trật tự nhất định tại biên giới. Họ cũng không có nhiều việc để làm vì dòng người đa phần di chuyển theo hướng ngược lại. Hải quan Ai Cập cho hay, chỉ tính riêng trong ngày 21 tháng 2 đã có 15.000 người Ai Cập vượt cửa khẩu này để hồi hương.
Chào mừng đến với nước Libya tự do, đó là khẩu hiệu mới được treo ở phía trạm kiểm soát Libya. Sau khi vượt qua cửa khẩu, chúng tôi dừng lại đổ xăng, ở cây xăng không phải xếp hàng, vẫn có điện, điện thoại di động vẫn hoạt động nhưng không thể gọi ra nước ngoài, chỉ duy nhất Internet đã bị cắt từ nhiều ngày nay.
Trên đường đến thành phố lớn đầu tiên, chúng tôi vượt qua nhiều trạm kiểm soát của người biểu tình tạm dựng lên. Họ lịch sự nhưng có vẻ vui mừng thái quá trước những thắng lợi đầu tiên. Họ bất ngờ nhưng cũng hào hứng khi thấy đoàn phóng viên ngoại quốc đầu tiên tác nghiệp trên đất nước của họ từ ngày 15 tháng 2 vừa rồi.
Chúng tôi vẫn tiếp tục đi về phía Tây. Dọc đường Saleh chỉ cho tôi cái mà anh gọi là những tội ác của gia đình Kadhafi:
“Anh có thấy con đường này tởm lợm không? Với tiền thu được về từ dầu mỏ, Kahdafi đã không chi một dinnar nào để phát triển khu vực này cả.”
“Trạm nghỉ này được xây bởi một công ty xây dựng thuộc về con trai của Kadhafi. Giá thành xây dựng được đội lên rất nhiều lần mà Bộ xây dựng chẳng ai có ý kiến gì cả?”
“Chủ của căn villa kia đã bị tịch biên tài sản vì một người con trai của Kadhafi thích miếng đất và căn nhà đó”
“Đám cháy chưa tắt hẳn kia là kho đạn của thành phố, trước khi rút lui, chỉ huy căn cứ trung thành với Kadhafi đã châm lửa đốt vì sợ kho vũ khí sẽ rơi vào tay nhân dân.”
Anh ta cũng cho tôi những lời khuyên mà anh cho là có giá: “Nếu gặp lính của Kahdafi, hãy nói rằng anh là bác sĩ, đừng nói rằng anh là nhà báo nhé.”
Khi chúng tôi đến đích đến mà hiện tại tôi chưa được phép tiết lộ. Đón tiếp chúng tôi là một người đàn ông tự giới thiệu là thủ lĩnh của những người biểu tình ở khu vực này. Ông khoảng 50 tuổi, đã từng học tại Hoa Kỳ, về Libya dạy đại học trước khi bị ngồi tù ba năm vì tham gia biểu tình chống Kahdafi. Ông cho biết miền Đông Libya đã hoàn toàn thuộc về phe những người biểu tình khi quân đổi đã chuyển qua ủng hộ họ.
“Các anh phải cho cả thế giới thấy những gì đang thực sự diễn ra tại đây.” Ông nhắc đi nhắc lại. Ông cũng nhận định được rằng để lật đổ được hoàn toàn chế độ Kahdafi, cuộc chiến còn nhiều cam go. Vào thế đường cùng, Kahdafi sẽ không ngần ngại chơi ván bài được ăn cả ngã về không, sẽ hạ lệnh cho đám lính đánh thuê của ông ta cùng không quân mà ông ta vẫn kiểm soát bằng bất cứ giá nào phải dập tắt được phong trào chống đối. “Nhưng đã ở nơi nào các anh thấy trực thăng và máy bay chiến đấu bắn vào đoàn người biểu tình chưa, ở đây đúng là người ta đang đi tới một cuộc diệt chủng.”
Ben Wedeman
Các bài liên quan:
“Anh có thấy con đường này tởm lợm không? Với tiền thu được về từ dầu mỏ, Kahdafi đã không chi một dinnar nào để phát triển khu vực này cả.”
“Trạm nghỉ này được xây bởi một công ty xây dựng thuộc về con trai của Kadhafi. Giá thành xây dựng được đội lên rất nhiều lần mà Bộ xây dựng chẳng ai có ý kiến gì cả?”
“Chủ của căn villa kia đã bị tịch biên tài sản vì một người con trai của Kadhafi thích miếng đất và căn nhà đó”
“Đám cháy chưa tắt hẳn kia là kho đạn của thành phố, trước khi rút lui, chỉ huy căn cứ trung thành với Kadhafi đã châm lửa đốt vì sợ kho vũ khí sẽ rơi vào tay nhân dân.”
Anh ta cũng cho tôi những lời khuyên mà anh cho là có giá: “Nếu gặp lính của Kahdafi, hãy nói rằng anh là bác sĩ, đừng nói rằng anh là nhà báo nhé.”
Khi chúng tôi đến đích đến mà hiện tại tôi chưa được phép tiết lộ. Đón tiếp chúng tôi là một người đàn ông tự giới thiệu là thủ lĩnh của những người biểu tình ở khu vực này. Ông khoảng 50 tuổi, đã từng học tại Hoa Kỳ, về Libya dạy đại học trước khi bị ngồi tù ba năm vì tham gia biểu tình chống Kahdafi. Ông cho biết miền Đông Libya đã hoàn toàn thuộc về phe những người biểu tình khi quân đổi đã chuyển qua ủng hộ họ.
“Các anh phải cho cả thế giới thấy những gì đang thực sự diễn ra tại đây.” Ông nhắc đi nhắc lại. Ông cũng nhận định được rằng để lật đổ được hoàn toàn chế độ Kahdafi, cuộc chiến còn nhiều cam go. Vào thế đường cùng, Kahdafi sẽ không ngần ngại chơi ván bài được ăn cả ngã về không, sẽ hạ lệnh cho đám lính đánh thuê của ông ta cùng không quân mà ông ta vẫn kiểm soát bằng bất cứ giá nào phải dập tắt được phong trào chống đối. “Nhưng đã ở nơi nào các anh thấy trực thăng và máy bay chiến đấu bắn vào đoàn người biểu tình chưa, ở đây đúng là người ta đang đi tới một cuộc diệt chủng.”
Ben Wedeman
Các bài liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét