Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Trung Quốc - Luật sư bảo vệ người nghèo không có nghĩa "vác tù và hàng tổng"

- Trích The Christian Science Monitor; Boston -

Lưu Bích Phương là một người đàn ông thành đạt. Ông sở hữu một văn phòng luật sư đang phát ở Tế Nam, miền đông Trung Quốc. Ông đi xe Chrysler đen, một biểu tượng cho sự thành công, nhưng ông cũng không che dấu gốc gác nông thôn của mình. Khi ngồi tiếp chúng tôi, ông kéo xếch hai ống quần lên, một thói quen của các nông dân Trung Hoa. Nguồn gốc của mình khiến ông dễ dàng gần gũi với những người thuộc tầng lớp thấp của xã hội.

Ông mở văn phòng luật sư riêng từ năm 1999. Tới năm 2001, ông lập ra thêm một trung tâm hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người lao động ngoại tỉnh. Hiện có 210 triệu người Trung Hoa đã rời bỏ quê nhà để xây dựng sự phát triển thần tốc của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Khác với thế hệ cha ông họ, khi từ nông thôn ra thành thị được coi là thành phần cơ bản bần cố nông được tạo vô vàn ưu đãi. Bây giờ họ chỉ như những công dân hạng hai, với bài toán sổ hộ khẩu không bao giờ hóa giải được, và chấp nhận thiệt thòi trên mọi phương diện.

Khi luật sư Lưu nhận ra một số "thói quen" của chính quyền địa phương đối với dân lao động ngoại tỉnh, là người không hay ca thán, ông quyết định làm một việc gì thiết thực hơn là lên án suông. Ông mở trung tâm tư vấn pháp lý miễn phí, đặt một bàn bóng bán tại phòng chờ của trung tâm, và bắt đầu đi phát tờ rơi nêu rõ quyền lợi của người lao động tại các nhà máy và công trường.

54 luật sư làm việc cho ông Lưu không mấy đồng quan điểm với ông trong vấn đề này. "Nhưng tôi đã phát rất nghiêm với họ" - Ông Lưu cười tươi kể lại. Rồi dần dần họ cũng hiểu. Trung tâm chỉ nhận tiền thù lao một khi giải quyết được xong công việc. "Từ ngày mở cửa, chúng tôi đã giúp 30.000 người và đòi lại được về cho họ 5 triệu Nhân dân tệ tiền lương bị quỵt (735.OO0 USD)."

Tranh trên tờ The Economist (Vương quốc Anh).

Khi Trung Quốc đang dần buộc phải trở thành một nhà nước pháp quyền, vai trò của nghề luật sư ngày càng quan trọng: "Cách đây 30 năm, chúng tôi chỉ giữ vai trò là người đại diện cho khách hàng trước tòa án. Ngày hôm nay, vai trò của chúng tôi dần tiến tới là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của chúng tôi tại tòa" - ông Lưu nhận xét. Những năm đầu trung tâm của ông đa phần chỉ giải quyết những vụ việc đòi tiền lương bị quỵt, nay nó đã phát triển sang đòi hỏi các quyền lợi khác cho người lao động như quyền được đóng bảo hiểm xã hội, được ký một hợp đồng đúng quy tắc, tiền bồi thường khi bị tai nạn lao động...

Trong phòng làm việc của ông Lưu treo một bức tranh chữ viết thuyết của đức Mạnh tử: "dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" - "Lấy dân làm gốc, sau đến xã tắc, cuối cùng mới tới bậc quân hầu." Quan điểm của ông Lưu làm nghề luật sư, nếu không giúp pháp luật bảo vệ những người cần tới nó nhất, những người yếu nhất, thì pháp luật sẽ mất giá trị tồn tại của nó, và nghề của ông cũng vì thế mà chẳng ý nghĩa cần thiết của nó.

- Peter Ford -

Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2010

Trào lưu "vượt biên' của các tỉ phú Trung Hoa

- Trích Báo Kinh tế Quan sát và tổng hợp; Bắc Kinh -

Ông Lưu Thanh Sơn không hề có khái niệm về Liên bang Saint Kitts và Nevis nằm ở đâu trên bản đồ thế giới. Nhưng hình ảnh quảng cáo trong lá thư mời của một công ty chuyên giúp các doanh nhân Trung Hoa di cư thu hút ông. Ông tra Google và biết đó là một quần đảo năm trên biển Caraibê, một trong những thiên đường thuế quan, thuộc Khối thịnh vượng chung Anh, việc nhập quốc tịch nước này sẽ không mấy khó khăn, và nó sẽ mở ra nhiều cánh cửa tới các quốc gia tiên tiến khác.

Tranh của Oliver Schopf, Nebelsplalter (Thụy Sĩ).

Ông Lưu năm nay 48 tuổi, ông có một nhà máy sản xuất đồ thủy tinh tại Thượng Hải. Tài sản của ông ước tính khoảng vài trăm triệu Nhân dân tệ. Ông đến buổi giới thiệu của công ty trên vì tò mò là chính. Và ông ngạc nhiên khi trong phòng hội nghị có rất nhiều người như ông. Trên ghế ngồi có đặt sẵn cuốn calalogue giới thiệu bán các villa ở Saint Kitts và Nevis khoảng 700.000 USD, thêm một loạt thủ tục hành chính mà công ty sẽ hỗ trợ làm giúp, đấy là điều cần đủ để có được tâm hộ chiếu của Liên bang này. Ông Lưu đã bắt đầu có ý định di cư sang ngoại quốc từ vài năm trở lại đây. Với các điều kiện mà công ty trên đưa ra khiến ông thêm phân vân hơn bao giờ hết.

Lí Từ, giám đốc điều hành của công ty Maslink, công ty chuyên giúp các doanh nhân Trung Hoa ra đầu tư và định cư ở nước ngoài nói về trào lưu mới này: "Vấn đề hoàn toàn xuất phát từ quan điểm các doanh nhân tư nhân Trung Hoa thường bị xã hội mặc định một hình ảnh rất xấu. - Giàu có đi đôi với trốn thuế và đưa hối lộ. Trong khi các điều kiện đầu tư ở Trung Quốc trên thực tế không phải là tốt. Chưa có sự cạnh tranh công bằng giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Thuế rất cao nếu thực sự "đàng hoàng" mà tính. Cũng như nguy cơ xã hội không ổn định. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng xâu hơn. Ở một nước mà quá khứ về "Cuộc cải cách ruộng đất" cũng như "Cách mạng Văn hóa" chưa phải quá xa. Ngay cả khi chúng ta đã ở thế kỷ 21, chúng ta vẫn có nguy cơ một ngày nào đó phải đối mặt với một cuộc đấu tranh đòi công bằng xã hội của người nghèo chống lại người giàu."

Làn sóng di cư bắt đầu sau vụ ám sát tỉ phú Lí Hải Cường, trùm sắt thép tỉnh Sơn Tây, tài sản đứng thứ 27 Trung Hoa, vào thời điểm năm 2003. Các tỉ phú Trung Hoa đã bắt đầu tính một đường lui cho mình. Sau vụ khủng hoảng kinh tế, nhiều công ty quốc doanh đã phải tự cứu lấy bản thân mình bằng việc lấn lại thị phần của các doanh nghiệp tư nhân khiến điều kiện làm ăn ngày càng khó khăn hơn với nhiều nhà tài phiệt. Các biện pháp triệt hạ mảng doanh nghiệp tư nhân bao gồm việc lôi ra ánh sáng nhiều sai phạm của các công ty này, tiêu biểu nhất là án tù 14 năm đối với Hoàng Quang Dụ, người giàu nhất Trung Quốc, chủ tịch tập đoàn bán đồ điện tử GOME.

Nhà nghiên cứu tài chính Ngô Tiểu Bắc phát biểu: "Hiện nay, số lượng các doanh nhân quyết định ra đi vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ, nhưng trào lưu ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Có thể nói bước ngoặt là vào thời điểm năm 2004, khi một số doanh nghiệp tư nhân đủ tiềm lực đã bỏ mảng gia công sản phẩm và quyết định nhảy sang đầu tư vào các lĩnh vực tài chính và năng lượng, vốn được nhà nước bảo hộ rất mạnh. Việc xung đột quyền lợi giữa hai khu vực quốc doanh và tư nhân khiến một số người cuối cùng phải nản trí và quyết định ra đi. Vụ Hoàng Quang Dụ lại càng chứng minh là gió có thể đổi chiều bất cứ lúc nào đối với các tỉ phú Trung Quốc. Vậy để tự bảo vệ mình, nhiều người đã chọn một giải pháp hạ cánh an toàn hơn.

- Zhang Hong, Li Li và Zhang Bin -