Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Tóm lược tình hình biển Đông

- Trích The Economist; London -

Trong suốt một thập kỷ, các tranh chấp trên biển Đông đa phần chỉ là chủ đề quan tâm của một số nhà nghiên cứu và giới luật gia. Nhưng kể từ năm 2010, sự căng thẳng đã bước lên một tầm cao mới. Trung Quốc tổ chức tập trận Hải quân tại khu vực này. Hoa Kỳ gửi tàu sân bay USS George Washington ghé thăm Việt Nam. Liên tục các diễn đàn khu vực được tổ chức để tìm cách tháo gỡ tình hình căng thẳng tại biển Đông.

Đang có hai xu thế đối nghịch nhau tại khu vực. Đầu tiên là việc Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Obama đang muốn tái khẳng định vai trò cường quốc của mình tại khu vực châu Á, làm đối tác đảm bảo hòa bình cho nhiều quốc gia trong khu vực này. Thứ hai là việc Trung Quốc đang muốn thể hiện vị thế sức mạnh và vị thế quân sự mới của mình.

Trước khi tới Việt Nam, tàu USS George Washington đã tới Hàn Quốc để thể hiện sự ủng hộ của Hoa Kỳ tới Hàn Quốc, sau vụ Bắc Triều Tiên đánh chìm tàu Cheonan. Sự kiện này khiến Bắc Kinh không mấy hài lòng. Và tình hình trong khu vực sẽ còn tiếp tục xuống cấp.

Tại biển Đông, sự căng thẳng có thể sẽ còn nghiêm trọng hơn. Washington lo lắng từ khi Bắc Kinh xếp biển Đông vào hàng "vấn đề có tầm quan trọng sống còn" – ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Tháng 7 năm 2010, Hoa Kỳ cũng xếp quyền đươc tự do lưu thông đi lại trên biển Đông như một lợi ích quốc gia tối quan trọng của họ.

Ngoài Trung Quốc (cùng Đài Loan), còn có Brunei, Malaisia, Philippines và Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình tại vùng tranh chấp. Indonesia cũng đang có các vùng lãnh hãi thuộc Trung Hoa trên các bản đồ mà Trung Quốc phát hành. Nhưng cuộc đối đầu Việt-Trung về tình hình Trường Sa-Hoàng Sa là căng thẳng và dễ xảy ra xung đột nhất. Chính vì vậy mà mọi thiện chí của Washington dành cho Hà Nội, như việc hai nước ký kết hiệp định hợp tác phát triển công nghệ nguyên tử hạt nhân dân dụng cho Việt Nam được Bắc Kinh coi như một hành động khiêu khích.

Đã từ lâu, các nước láng giềng luôn có lý do để nghi ngờ thiện chí cố gắng không gây xung đột của Trung Hoa. Tàu bè Trung Quốc đi lại trên biển Đông như ao làng của họ. Các bản đồ Trung Quốc xuất bản đánh dấu lãnh thổ Trung Quốc vượt xa ngoài phạm vi Trường Sa và Hoàng Sa. Năm 2010, Bắc Kinh cũng đã quảng cáo đã gửi một tàu ngầm lặn sâu xuống độ sâu 3759 mét để cắm cờ Trung Quốc.

Trung Hoa đang phát triển hải quân cả trên diện rộng và diện sâu. Năm 2010, Trung Hoa đã khánh thành cảng Habantota ở miền nam Sri Lanka. Tại Pakistan, Trung Hoa cũng đang xây dựng cảng Gwadar. Các tàu chiến Trung Hoa cũng lần đầu tiên cập cảng Myanmar. Các động thái này khiến Ấn Độ lo lắng Trung Hoa đang xây dựng hệ thống tiền đồn – gọi là chiến thuật vòng ngọc trai – để kiểm soát tuyến giao thông hàng hải huyết mạch của thế giới.

Sức mạnh quân sự của Hải quân Trung Hoa sẽ còn được củng cố khi tàu sân bay đầu tiên của họ đi vào hoạt động, cũng như hệ thống hỏa tiễn tầm xa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển, được ví von như hệ thống tiêu diệt tàu sân bay.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích quân sự đánh giá rằng dù đang cố gắng đuổi theo Hoa Kỳ, nhưng còn tương đối lâu nữa Trung Hoa mới có khả năng bắt kịp. Hoa Kỳ vẫn là sực mạnh Hải quân số một của khu vực này. Nhưng liệu họ còn đủ sức để áp đặt tầm ảnh hưởng của mình nhằm gìn giữ nền hòa bình mong mang trong khu vực. Trung Quốc càng ngày sẽ càng có trọng lượng hơn để áp đặt các điều kiện của mình trên bàn đàm phán. Nếu cái ô Hoa Kỳ vẫn có thể tiếp tục đảm bảo một sự an ninh tương đối cho khu vực này, ta vẫn không khỏi có cảm giác cái ô trên không phải sẽ vĩnh viễn không thấm nước.

Simon Long

Các bài liên quan:

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Anh như thế là đéo được!

Anh Trung ạ, sau khi cắm mốc trên đất liền xong xuôi, em thở phào thế là xong được một việc, dù có chịu tí thiệt thòi nhưng dù sao cũng đã xong cái vụ lằng nhằng này, giờ anh tuy có to xác thật đấy, nhưng anh hết trò nhổ mốc lấn đất nhé.

Xong rồi giờ sang chuyện giải quyết cái ao làng, trước nay vì anh to như con tịnh nên em nhịn để cho êm xong xuôi vụ đất cát, giờ đất cát xong rồi, sổ đỏ đâu vào đấy rồi, anh định lè cái lưỡi bò bẩn của anh liếm nốt cái ao làng thì em thật, như thế đéo được đâu, một vừa hai phải thôi chứ anh, tham gì tham quá thể vậy?


Cho nên là vụ 2007 lần cuối em nhịn nhục muối mặt với đám cháu chắt dại dột biểu tội biểu tình phản đối anh cái chuyện anh tuyên bố láo lếu cái ao là của anh tất, lúc đấy khổ nhục kế em tóm đại một vài thằng làm trò, đét cho mấy roi vào mông đít cốt cho cho anh vui lòng anh em mình còn làm cho xong cái sổ đỏ. Nay sổ đỏ xong rồi thì em kệ mẹ, anh động vào cái ao là em bù lu bù loa bật đèn xanh cho chúng nó đào mả bố anh lên đấy, em đéo biết.

Em thật, anh em mình thì nói chung đéo vấn đề, nhưng bọn dân đen của em, chúng nó quẫn quá rồi, anh mà làm quá thì nó bật nốt cả em, chúng nó bảo nhau bố mình mà hèn nữa thì cho bố hưu non, chúng mình cho bố vào viện dưỡng lão luôn. Đành rằng anh em mình môi hở răng lạnh sau mấy vụ đất cát bán chác này nọ cũng rủng rỉnh túi, con cái cũng du học đâu vào đấy cả rồi, nhưng bọn cháu chắt dân đen thì chúng nó đang kêu giời vì giá cả leo thang lạm phát lạm phiếc đau hết cả đầu em chưa biết phải làm sao. May quá anh lại giở trò đúng lúc này thì em thật, anh to xác thật đấy, thâm thật đấy, nhưng quả này anh định chơi em thì anh hơi bị ngu, chó cắn áo rách là chó ngu chứ còn gì. May quá giờ chúng nó có chỗ để xả xì troét rồi, mấy tờ lá cải mõ làng vừa la làng lên phát anh thấy đấy, bọn trí thức nửa mùa phây búc phây biếc hoắng hết cả lên đòi giết chết hơn tỉ thằng nhà anh ngay. Vua thua thằng liều, nhất là dạng Chí Phèo vô sản như mấy thằng cháu chắt nhà em chó cùng dứt dậu nó húng lắm, con sâu xéo mãi cũng quằn, anh công nhận không?

Mà đéo biết bên nhà anh thế nào, chứ nhà em thì phây búc phây biếc vẫn vô sờ tư anh ạ, cấm thế đéo, anh có muốn bị chơi một quả như thằng Mubarack hay thằng Gadhafi thì anh cứ bảo em một câu, em đảm bảo ờ cái ao làng cứ cho là của anh, nhưng dậy sóng thần ngay, đèo mẹ, em bật đèn xanh cho chúng nó tương gạch vỡ vào thì đến váng bèo anh cũng đéo có mà húp, đừng nói chuyện khoan dầu với cả lượn tàu ngầm tàu nổi anh nhé, gần trăm triệu thằng nhà em ít đéo đâu, mỗi thằng nửa gạch vỡ thì lấp mẹ ao làng luôn, thế cho nhanh.

Cho nên là anh cứ suy nghĩ đi, anh đang làm ăn ngon lành thì cứ tập trung mà kiếm tiền đi, chứ bây giờ đánh nhau chưa biết thằng nào ăn được thằng nào trừ phi anh chơi hết gần trăm triệu thằng nhà em và mấy tỉ thằng còn lại trên quả đất này, anh định làm thằng Hitler thứ 2 hả anh? Ờ thì cứ cho là anh thịt được em thật, nhưng để thịt được thì chuyện làm ăn của anh cũng coi như tiêu luôn, anh nhớ nhé, đau đầu phết đấy anh.

Cứ cho là em yếu, cứ cho là em nhịn nhục giỏi em chỉ muốn được yên thân, mấy lần anh có mang súng hoa cải ra bắn mấy thằng quăng chài ở cái ao làng em cũng dắm mắt cho qua, nhưng anh bẻ cần cắt cước của mấy thằng thuyền thúng dò ổ câu cá kiếm cơm ngay bờ ao sát đất của em thì một lần nữa em thật, đéo được đâu, thằng ấy là anh cả nó đang đi kiếm cơm cho em đấy anh, nhân đây em cũng thông báo với anh tin buồn là thằng thứ Vinashin nhà em nó tèo rồi, cả nhà giờ trông đợi vào mấy con mè ranh thằng cả giăng câu thôi. Anh làm thế, đèo mẹ, bọn buôn cá chúng nó sợ chúng nó té hết, cá em ươn thì cả nhà em chết đói à? Anh đã thấy anh vừa tham vừa ngu chưa anh?

Cho nên anh ạ, đêm nay anh cứ nằm vắt trym lên trán mà suy nghĩ cho kỹ rồi từ từ anh em mình nói chuyện phải quấy, rồi có gì em sẽ dạy dỗ bảo ban mấy thằng cu nhà em nó thôi chửi bới lồng lộn rồng lộn lên đòi chiến, chứ em thật, súng hoa cải thì em không có chứ phóng lợn thì nhà em lúc nào cũng sẵn anh ạ, chúng nó mà hô hào tru tréo phây búc phát nữa thì ngay cả em cũng đéo đỡ được cho anh đâu, em thật.

Vài lời tâm sự, có gì không phải anh bỏ quá cho.

Em Việt, thằng em khờ dại bé bỏng của anh.

Đặng Thiều Quang

PS: Điểm báo quốc tế một lần phá lệ khi không đăng tải bài dịch từ báo chí nước ngoài

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Cơn ác mộng của Sony

- Trích The Guardian; London -

Cơn địa chấn nào vừa diễn ra trên thị trường tài chính tương đương với vụ tràn dầu trên vịnh Mexico vào năm 2010. Đó là vụ việc các Hacker đã có được thông tin cá nhân của hơn 100 triệu khách hàng của Sony. PlayStation Network (PSN) với 77 triệu người sử dụng và Sony Online Entertainment Network (SOE) với 25 triệu tài khoản vừa bị hacker xâm nhập.

Vụ việc này khiến ta đặt lại câu hỏi liệu Sony có tìm lại được ánh hào quang đã mất. Nói gì thì nói, đây đã từng là nhãn hiệu phát minh ra máy nghe nhạc cầm tay (Walkman), đã từng thống trị thị trường games với máy Playstation, đã từng chinh phục được thị trường Hoa Kỳ với các TV Triniton trong thập niên 1970. Nhưng ngày nay, khi nói tới âm nhạc, người ta nghĩ tới iPod của Apple, thế hệ máy nghe nhạc cầm tay kỹ thuật số đã chiếm lĩnh thị trường ngay từ ngày ra đời vào năm 2001. Trong lĩnh vực games, cả Wii của Nintendo lẫn máy Xbox 360 của Microsoft đều đã vượt mặt PlayStation 3. Còn thị trường sản xuất TV tại thời điểm này, đang có quá nhiều hãng cạnh tranh và chẳng ai thực sự nổi trội hơn ai cả.


Vậy ngày nay, Sony còn giữ lại được gì trong tâm trí người tiêu dùng về hình ảnh nhãn hiệu mà họ đã dày công xây dựng. Nên nhớ rằng cách đây 10 năm, khi các kỹ sư của Apple phát minh ra iPod, các nhà lãnh đạo của nhãn hiệu hình quả táo khuyết chỉ có một nỗi ám ảnh rằng Sony rồi cũng sẽ nhảy sang cạnh tranh và nuốt sống họ. Vì chính Sony là cha đẻ của các máy nghe nhạc cầm tay (Walkman) được phát minh vào năm 1978. Sony cũng từng tiên phong về lĩnh vực nhạc số với chuẩn MiniDisk phát minh trong thập niên 1990. Khi đó, các nhà lãnh đạo của Apple dự đoán, việc họ bị Sony bắt kịp chỉ là vấn đề thời gian. Họ nghĩ họ sẽ có một năm đi trước các đối thủ khác chứ không nghĩ là họ sẽ có những 5 năm.

Sai lầm của Sony là đã mở rộng phát triển ra quá nhiều lĩnh vực, từ đồ điện tử các thiết bị nghe nhìn truyền thống, sang máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động, kinh doanh cho thuê tài chính v.v. Chính vì vậy mà không hẳn họ ngoài cuộc nhưng luôn đi sau các đối thủ một bước. Vẫn may mắn cho Sony khi vụ scandal hack tài khoản xảy ra cách xa lễ Noel và năm mới (dịp sức mua của người tiêu dùng mạnh mẽ nhất), nên hy vọng nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh. Còn thiệt hại để bồi thường các khách hàng trong sự việc này, theo tính toán mỗi tài khoản sẽ ngốn của Sony từ 100 cho đến 318 USD. Vậy hóa đơn tổng cần thanh toán giao động từ 10 đến 30 tỉ USD.