Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Lobsang Sangay - Người thay thế Đức Đạt-lai Lạt-ma

- Trích Courrier international; Paris -

Phải tới ngày 27 tháng 4, chúng ta mới có thể khẳng định chắc chắn việc Lobsang Sangay có thắng cử trong cuộc bỏ phiều bầu vị Kalon Tripa, tức Thủ tướng của Chính phủ Tây Tạng lưu vong hay không. Nhưng kết quả chắc không có nhiều bất ngờ, vì nhân vật tốt nghiệp trường Harvard này đã dẫn đầu áp đảo trong vòng bỏ phiếu đầu tiên, diễn ra trong tháng 10 năm 2010, khi dành được hơn nửa số phiếu hợp lệ thu về. Nhiệm vụ sắp tới của Lobsang Sangay là thay thế Đức Đức Đạt-lai Lạt-ma trong việc điều hành chính phủ Tây tạng tại Dharamsala khi Sư muốn lui về chỉ đơn thuần giữ giữ vai trò lãnh đạo tinh thần.

Có khoảng 85.000 người Tây Tạng lưu vong sống rải rác tại Hoa Kỳ, Ấn Độ, Châu Âu và nhiều quốc gia khác đã được mời chỉ định một cách dân chủ nhà lãnh đạo sẽ kế nhiệm Sư. Lobsang Sangay sinh ra và tại Ấn Độ, vùng Darjeeling vào năm 1968. Ông học phổ thông tại một trường dành cho những người tị nạn trước khi học Đại học tại Dheli. Năm 1992, ông tham gia Ban chấp hành tổ chức Tibet Youth Congress, một tổ chức ủng hộ một nhà nước Tây Tạng độc lập. Vì điều này mà báo chí chính thống Trung Quốc thường gọi ông là "một tay khủng bố". Năm 1995, ông nhận học bổng Fullbright và sang học luật tại Đại học Harvard trước khi tốt nghiệp tiến sĩ tại trường. Hiện nay ông đang làm nghiên cứu mảng luật Đông Á tại Harvard.


Tờ Boston Globe đánh giá cao khả năng ngoại giao của Lobsang Sangay trong quá trình hoạt động khoa học tại Hoa Kỳ. "Là người ủng hộ nhiệt thành việc bất bạo động giữa người Hoa và người Tây Tạng, tại nhiều buổi hội thảo được tổ chức tại Harvard, cả hai bên đã có thể trao đổi, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhau. Nếu một ngày Bắc Kinh quyết định trao nhiều quyền tự quyết hơn cho Tây Tạng, thì hạt mầm của điều đó chắc chắn đã được reo tại một phòng họp của trường Harvard này. Và Lobsang Sangay đã chứng minh được rằng mình là một người biết cách đối thoại."

Nhưng ông cũng là một người có tính cách mạnh mẽ. Ví dụ như Lobsang Sangay đã bất cẩn khi tuyên bố vào năm 2007 trong cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ rằng có thể mình một ngày sẽ là "Barack Obama của Trung Quốc". Ông có giải thích sau đó đây chỉ là một câu đùa, và ông cũng như Barack Obama đều là những người gốc thiểu số tại quốc gia của mình. Nhưng tờ Tibetan Political Review thì nhận xét "đây không hẳn là một câu đùa, mà là suy nghĩ của Lobsang Sangay rằng nếu Tây Tạng không thể độc lập, thì người Tây Tạng phải bắt đầu tham gia vào xã hội và hệ thống chính trị Trung Hoa."

Các bài liên quan:

Không có nhận xét nào: