Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Hoàng gia Anh - nhà Windsor là vĩnh cửu

- Trích The Daily Telegraph; London -

Điều tưởng như rất phi lý, việc Hoàng gia Anh đã tồn tại qua thế kỷ 20, không những thế nó còn là cầu nối gắn chặt mội đoàn kết của quốc gia này. Tờ Daily Telegraph đã bình luận vậy nhân đám cưới của hoàng tử William, người tương lai sẽ bước lên ngai vàng Anh quốc.


Cách đây hơn một trăm năm, khi các nguyên thủ châu Âu tới dự lễ đăng quang của vua George V, ông nội của nữ hoàng Elisabeth. Dù buổi lễ rất lộng lẫy, nhiều nhà phân tích và quan sát lúc đó đều nhận định rằng Hoàng gia Anh sẽ không tồn tại nổi tới cuối thế kỷ 20.

Những đánh giá này hoàn toàn có cơ sở. Ở đầu thế kỷ 20, các Hoàng gia châu Âu lệch tông hoàn toàn so với thời đại dân chủ, cách mạng và đấu tranh giai cấp đang bùng nổ. Chỉ vài năm sau khi vua George V lên ngôi, một phần lớn các thể chế quân chủ ở các nước láng giềng bị xóa bỏ. Năm 1913, Đại công tước Franz Ferdinand, thái tử Áo, cùng vợ bị ám sát tại Sarajevo, châm ngòi cho Đại chiến thế giới lần thứ nhất đánh sập ba Đế quốc Đức, Áo-Hung và Nga.

Hoàng gia Anh vẫn đứng vững, dù cũng có những giai đoạn nhiều sóng gió, như thời điểm vua Edward VIII thoái vị năm 1936 hay sau cái chết của Công nương Diana năm 1997. Nó tỏ ra vững bền hơn bao giờ hết tại thời điểm này khi lễ cưới của hoảng tử William gần kề. Ta có thể giải thích như thế nào về sự trường tồn của một thể chế tưởng như đi ngược lại với thời đại này.


Thứ nhất việc Hoàng gia Anh còn vững vàng tới ngày nay là nhờ những nước cờ vô cùng thông minh của mình. Họ luôn biết cách chuyển mình cho phù hợp với thời đại. Những bậc quân vương Anh quốc trong thời buổi hiện đại đã chấp nhận những thỏa hiệp, từ bỏ nhiều quyền lợi của mình. Từ năm 1993, Nữ hoàng đã đóng thuế thu nhập cá nhân như mọi công dân khác.

Nhưng mọi toan tính chính trị không mạnh mẽ bằng khía cạnh tình cảm mà người dân xứ sở sương mù luôn dành cho Hoàng gia Anh. Chúng ta là một quốc gia thích gắn bó với những lễ nghi và truyền thống. Hoàng gia Anh là đại diện cho một quá khứ hào hùng và rực rỡ.

Đất nước, khi được Hoàng gia Anh đại diện, có vẻ như gần gũi với quần chúng hơn. Chúng ta xa lạ với những đạo luật được thông qua ở Quốc hội và chính phủ, với những phiên họp của Liên minh châu Âu ở Bruxelles. Nhưng chúng ta luôn chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn, nỗi thăng trầm của nhà Windsor.

Chỉ có một nhóm trí thức luôn chỉ trích Hoàng gia và muốn thiết lập một nền cộng hòa tại Đảo quốc sương mù. Họ phủ nhận thực tế rằng, một khi Hoàng gia Anh biến mất, người đại diện cho quốc gia này, có là người đứng đầu Đảng Lao Động hay Đảng Bảo thủ đi chăng nữa, sẽ khiến đất nước bị chia thành hai nửa, không thể nói mình là người đại diện hình ảnh cho toàn nước Anh.

Đó chính là lý do góp phần ổn định chính trị tuyệt đối tại Anh quốc trong suốt 200 năm qua. Như nhà văn George Orwell cũng phải thừa nhận: nhờ có Hoàng gia mà Anh quốc không đắm chìm trong chủ nghĩa phát xít vào thập niên 1930.

Những người ủng hộ việc thiết lập một nền cộng hòa thừa hiểu, một khi Nữ hoàng còn sống, họ không có bất kỳ một hy vọng nào. Nhưng sau khi Elisabeth II qua đời, Hoàng gia anh phải vô cùng sáng suốt nếu họ còn muốn trường tồn qua thế kỷ 21.

Peter Oborne

Không có nhận xét nào: