Tỉ lệ sinh ở Singapore đang là quá thấp để có thể đảm bảo tương lai kinh tế của quốc đảo. Chính phủ Singapore đã có nhiều chính sách nhằm cải thiện điều này. Nhưng có lẽ là chưa đủ theo đánh giá của tờ “The Straits Times”, cần phải tham khảo nhiều hơn mô hình của Thụy Điển và Pháp.
Đã đến lúc chính phủ Singapore đưa ra những chính sách thiết thực hơn nhằm đảo ngược lại tình trạng suy giảm dân số của quốc đảo này. Đây là một bài toán đã tồn tại từ rất lâu nay. Từ năm 1983, vấn đề đã được đặt ra khi tỉ lệ sinh ở Singapore là 1,61 trẻ em trên một phụ nữ, so với con số là 2,1 trẻ em ở thời điểm bảy năm trước đó, một con số vừa đủ để giữ ở mức cân bằng dân số.
Thủ tướng Lý Quang Diệu khi đó đã phát biểu mỗi người dân Singapore phải có trách nhiệm sinh con đẻ cái, nếu không nền kinh tế của Đảo quốc Sư tử sẽ suy thoái. Nhiều chính sách đã được áp dụng nhằm hộ trợ điều này gồm: giảm thuế cho những gia đình có con nhỏ, cùng việc mở thêm nhiều trường học. Năm 2000, Thủ tướng Goh Chok Tong còn ký quyết định hỗ trợ ngay 1 500 dollar cho mỗi trẻ ra đời, và thời hạn của việc nghỉ đẻ vẫn được hưởng lương là 8 tuần lễ.
Nhưng mọi biện pháp đều không mang lại những kết quả mong đợi. Vào năm 2004, khỉ tỉ lệ sinh là 1,26, các bà mẹ có quyền có thời hạn nghỉ đẻ được tăng lên 12 tuần lễ, hỗ trợ tiền thuê người giúp việc và trông trẻ nhỏ, được quyền có hai ngày nghỉ khi trẻ ốm, và khoản tiền trợ cấp khi sinh con cũng được nâng lên một mức mới.
Thủ tướng Lý Quang Diệu khi đó đã phát biểu mỗi người dân Singapore phải có trách nhiệm sinh con đẻ cái, nếu không nền kinh tế của Đảo quốc Sư tử sẽ suy thoái. Nhiều chính sách đã được áp dụng nhằm hộ trợ điều này gồm: giảm thuế cho những gia đình có con nhỏ, cùng việc mở thêm nhiều trường học. Năm 2000, Thủ tướng Goh Chok Tong còn ký quyết định hỗ trợ ngay 1 500 dollar cho mỗi trẻ ra đời, và thời hạn của việc nghỉ đẻ vẫn được hưởng lương là 8 tuần lễ.
Nhưng mọi biện pháp đều không mang lại những kết quả mong đợi. Vào năm 2004, khỉ tỉ lệ sinh là 1,26, các bà mẹ có quyền có thời hạn nghỉ đẻ được tăng lên 12 tuần lễ, hỗ trợ tiền thuê người giúp việc và trông trẻ nhỏ, được quyền có hai ngày nghỉ khi trẻ ốm, và khoản tiền trợ cấp khi sinh con cũng được nâng lên một mức mới.
Năm 2009, tỉ lệ sinh giảm xuống mức kỷ lục là 1,22, trong khi các chuyên gia dự đoán con số này của năm 2010 còn tiếp tục đi xuống.
Nếu chúng ta chấp nhận thực tế rằng khi một quốc gia càng giàu, tỉ lệ sinh càng giảm, thì cũng có một thực trạng khác rằng khi đã đạt đến một mức phát triển nhất định, thì trào lưu này lại đổi chiều. Khi đó phụ huynh có thể yên tâm sinh con mà không cần lo lắng nhiều đến các vấn đề tài chính trong tương lai. Đấy là trường hợp của các quốc gia như Thụy Điển, Na Uy hay Pháp, nơi tỉ lệ sinh đã vượt ngưỡng 1,8 trẻ em trên mỗi phụ nữ.
Để đạt được điều đó, Singapore nên tham khảo một số chính sách đang được áp dụng tại các quốc gia kể trên. Tại Pháp, khi sinh từ con thứ ba trở lên, nếu phụ huynh muốn nghỉ không ăn lương ở nhà, chính phủ sẽ hỗ trợ 750 euro hàng tháng.
Ngoài ra, các chi phí cho việc hoạt động của các nhà trẻ cùng được chính phủ hỗ trợ tối đa. Như ở Thụy Điển, tổng số tiền mà phụ huynh đóng góp chỉ chiếm 11 % số tiền cần thiết để duy trì hoạt động của các nhà trẻ, và không bao giờ được phép vượt qua 3 % số lương của mình.
Còn tại Singapore, tiền giữ trẻ là vào khoảng 550 tới 1 000 dollar mỗi tháng, trong khi chính phủ chỉ hỗ trợ 300 dollar. Khi lương tháng trung bình của người Sing ở mức 2 700 dollar, tức riêng tiền giữ trẻ sẽ ngốn mất từ 10 % đến 30 % số lương tháng, một chi phí quá lớn.
Tất nhiên, chính sách hỗ trợ sinh sản rất tốn kém. Như năm 2009, Thụy Điển đã chi 2 % tổng số GDP của mình để duy trì các nhà trẻ và 0,8 % để trả lương cho các phụ huynh đang xin nghỉ đẻ. Cùng thời gian, Singapore chỉ mất 1,6 tỉ đô la cho chính sách của mình, tức khoảng 0,6 % GDP. Nếu quốc gia chúng ta muốn tháo gỡ “quả bom dân số nổ chậm” này, chúng ta nên đặt những câu hỏi chuẩn xác hơn về việc vì sao chúng ta chưa thành công.
Thực tế tại Thụy Điển: Đây là quốc gia có chính sách hỗ trợ phát triển dân số giàu tham vọng nhất. Nơi tỉ lệ sinh hiện tại là khoảng 1,88 trẻ em trên một phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Từ khi trẻ sinh ra cho đến khi trẻ 8 tuổi, các phụ huynh có quyền có 15 tháng xin nghỉ phép (ăn 80 % lương). Các nhà trẻ chất lượng qua và giá rẻ. Trung bình mỗi gia đình Thụy Điển chỉ phải trả 3 % tổng số thu nhập cho việc giáo dục của trẻ.
Nếu chúng ta chấp nhận thực tế rằng khi một quốc gia càng giàu, tỉ lệ sinh càng giảm, thì cũng có một thực trạng khác rằng khi đã đạt đến một mức phát triển nhất định, thì trào lưu này lại đổi chiều. Khi đó phụ huynh có thể yên tâm sinh con mà không cần lo lắng nhiều đến các vấn đề tài chính trong tương lai. Đấy là trường hợp của các quốc gia như Thụy Điển, Na Uy hay Pháp, nơi tỉ lệ sinh đã vượt ngưỡng 1,8 trẻ em trên mỗi phụ nữ.
Để đạt được điều đó, Singapore nên tham khảo một số chính sách đang được áp dụng tại các quốc gia kể trên. Tại Pháp, khi sinh từ con thứ ba trở lên, nếu phụ huynh muốn nghỉ không ăn lương ở nhà, chính phủ sẽ hỗ trợ 750 euro hàng tháng.
Ngoài ra, các chi phí cho việc hoạt động của các nhà trẻ cùng được chính phủ hỗ trợ tối đa. Như ở Thụy Điển, tổng số tiền mà phụ huynh đóng góp chỉ chiếm 11 % số tiền cần thiết để duy trì hoạt động của các nhà trẻ, và không bao giờ được phép vượt qua 3 % số lương của mình.
Còn tại Singapore, tiền giữ trẻ là vào khoảng 550 tới 1 000 dollar mỗi tháng, trong khi chính phủ chỉ hỗ trợ 300 dollar. Khi lương tháng trung bình của người Sing ở mức 2 700 dollar, tức riêng tiền giữ trẻ sẽ ngốn mất từ 10 % đến 30 % số lương tháng, một chi phí quá lớn.
Tất nhiên, chính sách hỗ trợ sinh sản rất tốn kém. Như năm 2009, Thụy Điển đã chi 2 % tổng số GDP của mình để duy trì các nhà trẻ và 0,8 % để trả lương cho các phụ huynh đang xin nghỉ đẻ. Cùng thời gian, Singapore chỉ mất 1,6 tỉ đô la cho chính sách của mình, tức khoảng 0,6 % GDP. Nếu quốc gia chúng ta muốn tháo gỡ “quả bom dân số nổ chậm” này, chúng ta nên đặt những câu hỏi chuẩn xác hơn về việc vì sao chúng ta chưa thành công.
Thực tế tại Thụy Điển: Đây là quốc gia có chính sách hỗ trợ phát triển dân số giàu tham vọng nhất. Nơi tỉ lệ sinh hiện tại là khoảng 1,88 trẻ em trên một phụ nữ ở độ tuổi sinh sản. Từ khi trẻ sinh ra cho đến khi trẻ 8 tuổi, các phụ huynh có quyền có 15 tháng xin nghỉ phép (ăn 80 % lương). Các nhà trẻ chất lượng qua và giá rẻ. Trung bình mỗi gia đình Thụy Điển chỉ phải trả 3 % tổng số thu nhập cho việc giáo dục của trẻ.
Li Xueying
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét