Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

Vì sao Muhammad Yunus, người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 2006, bị đá khỏi chính ngân hàng do mình tạo dựng lên

- Trích Indian Express; New Dehli -

Khi đá văng cha đẻ của mô hình tín dụng vi mô (cho người nghèo vay những khoản vay nhỏ) ra khỏi ngân hàng do mình tạo dựng lên, chính phủ Bangladesh đã quyết tâm truất quyền độc lập của tổ chức chuyên hỗ trợ người nghèo này.


Vào tháng 12 năm 2010, Muhammad Yunus, cha đẻ của thuật ngữ tín dụng vi mô, người sáng lập ra ngân hàng Grameen và đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 2006, đã bị nữ Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina gọi là "một con đỉa". Bà lên án Yunus làm giàu trên lưng của người nghèo, khi khuyến khích họ vay tiền với mức lãi suất cao. Những lời tố cáo của vị đứng đầu chính phủ chống lại công dân Bangladesh nổi tiếng nhất thế giới bắt nguồn từ một bộ phim tài liệu, Fanget I Mikrogjeld [Tù nhân của tín dụng vi mô], được chiếu tại Na Uy ngày 30 tháng 11 năm 2010. Tín dụng vi mô như mô hình xóa đói giảm nghèo bị chỉ trích kịch liệt.

Chính quyền sở tại đã quyết định ra tay. Ngày mùng 2 tháng 3 vừa qua, Ngân hàng Trung Ương đã ký quyết định bãi nhiệm chức vụ Tổng giám đốc ngân hàng Grameen của ông. Yunus đã kháng án lên Tòa án tối cao Dacca, nhưng yêu cầu của ông bị từ chối với lý do ông đã hơn 60 tuổi, tuổi tối đa để giữ một chức vụ trong ngành ngân hàng. Cuộc tấn công vào Yunus lần này sẽ còn những ảnh hưởng khác ngoài nhằm vào cá nhân ông. Tương lai của ngân hàng Grameen sẽ là gì? Nó sẽ bị quốc hữu hóa hoàn toàn?


Ngân hàng Grameen là tổ chức có mô hình độc đáo duy nhất, nó thuộc quyền sở hữu của 8,3 triệu người vay vốn của ngân hàng. 8,3 triệu người này bầu ra 9 đại diện trong Hội đồng quản trị của nhà băng trong tổng số 12 người. Mọi người lo sợ rằng nhà nước sau khi đá văng Yunus, sẽ thu Grameen Bank vào tay mình và phá hủy tất cả những gì ông đã gây dựng. Trong số 8,3 triệu người vay vốn, 95 % là phụ nữ, mỗi tháng có khoảng 10 tỉ taka [95 triệu euro] được vay, ngân hàng là một tổ chức khổng lồ.

Vậy còn tương lai của mô hình tín dụng vi mô thì sao. Thủ tướng Sheikh Hasina thì khẳng định nó không hề giúp xóa đói giảm nghèo, mà chỉ kéo dân nghèo vào cái vòng nợ nần luẩn quẩn. Chính phủ của bà Sheikh Hasina liệu sẽ cho dân vay vốn với lãi suất hấp dẫn hơn của các ngân hàng tín dụng vi mô? Hay những người chỉ trích mức lãi suất cao chỉ hoàn toàn để tấn công Yanus mà không hề dựa vào tình hình thực tế.

Chính xác ra, "tội" lớn nhất của Yanus là đã không ủng hộ chính phủ hiện tại. Chỉ một điều chắc chắn, Giáo sư Yanus vẫn luôn ở trong trái tim của người dân Bangladesh như con người đã khiến cả hành tinh hào hứng vì công cuộc xóa đói giảm nghèo, người đã khiến quốc gia của mình được kính trọng và vị nể.

Bối cảnh: Tín dụng vi mô đang bị chỉ trích nặng nề những tháng gần đây. Hai ngân hàng lớn dạng này ở Ấn Độ kà SKS và Spandana bị tố cáo cho vay nặng lãi khi lãi suất của họ là từ 24 % cho đến 40 %. Grameen Bank cũng không xa lạ gì với mức lãi suất cao, nhưng họ là ngân hàng đầu tiên cho người nghèo vay tiền. Nếu không, người nghèo tại nông thôn chỉ có thể vay của những người cho vay nặng lãi với mức lãi suất lên đến 100%. Hiện nay, Grameen Bank có khoảng 100 triệu khách hàng toàn cầu.

Mahfuz Anam

Không có nhận xét nào: