Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Tunisia – Khi độc tài đi kèm với phát triển kinh tế: Đặt lại câu hỏi về hình mẫu Trung Hoa

- Trích Le Quotidien d'Oran; Oran -

Đáng ra là rất lố bịch khi đem so sánh Trung Hoa và Tunisia. Cả hai nước chẳng có điểm gì chung cả về mặt xã hội lẫn kinh tế. Trung Quốc đang là phân xưởng của thế giới, và không lâu nữa, tôi tin rằng nó sẽ là phòng thí nghiệm tiên tiến trọng điểm của Hành tinh xanh. Trong khi Tunisia vẫn bị nghi ngờ với cái danh xưng là con rồng của vùng Địa Trung Hải, một thuật ngữ mà chế độ của vị tổng thống mới bị lật đổ Ben Ali đã quá lạm dụng.

Nhưng có một điểm này, Tunisia vừa chứng minh một điều rằng, độc tài chính trị thì không bao giờ tốt cho nền kinh tế cả. Hay nói cách khác, không thể có sự phát triển kinh tế bền vững nếu không có một nhà nước pháp quyền. GDP Tunisia luôn tăng trưởng từ 3 cho đến 4 % trong những năm gần đây, nhưng sự phát triển này không có tác động nhiều đến việc cải thiện đời sống của người dân vì chế độ chính trị chuyên quyền. Vì một chế độ như vậy ngoài việc dùng bộ máy nhà nước để đàn áp những người bất đồng chính kiến, nó còn được sử dụng để đe dọa hoặc đánh sập một số chủ doanh nghiệp khi ông ta bỗng thấy việc làm ăn của mình đang sắp bị một người thân nào đó của một cán bộ cốp ngăm nghe nuốt chửng.

Chúng ta hy vọng nước Tunisia mới sẽ xóa bỏ được điều đó, và đặc biệt hơn, nó sẽ chứng minh cho thế giới rằng một nước Ả-rập cũng có thể xây dựng một nền dân chủ thực thụ. Nó sẽ phản bác lại tất cả giới tri thức và cầm quyền ở các nước phương Tây, những người vẫn thường ủng hộ chế độ của Ben Ali với luận điểm: "Mọi người biết đấy, dân chủ không dành cho một số người (trỉ vào chúng tôi những người Ả-rập), đó là một vấn đề về văn hóa." Ngay cả bây giờ, chúng ta vấn nghe luận điểm rằng chỉ ở Tunisia cuộc đấu tranh dân chủ vừa rồi mới thành công vì xã hội Tunisia rất giống xã hội phương Tây.

Nhưng có một bài học khác có thể rút ra từ ví dụ của Tunisia, đó là không hiểu nó có là tương lai sớm hay muộn của nước Trung Hoa hay không. Quốc gia mà nền kinh tế đang rực rỡ nhưng hệ thống chính trị lại cứng nhắc. Trung Quốc cũng là hình mẫu mà đa số đem ra để lập luận rằng vẫn có thể phát triển nền kinh tế với những thể chế chính trị chuyên chế nếu không muốn nói là độc tài. Tất nhiên không thể so sánh Trung Hoa với Tunisia. Bắc Kinh có những điều kiện mà Ben Ali không thể có được. Nhưng chẳng phải lịch sử đã luôn chứng minh rằng tất cả các bộ máy đàn áp rồi cuối cùng cũng sẽ sụp đổ.

Có một điều nữa khiến tôi tin vào điều này. Cả hệ thống giáo dục của Tunisia và Trung Quốc đều khá tốt. Hàng năm, có hàng vạn sinh viên tốt nghiệp bước ra thị trường lao động. Hiện nay, một số lượng không nhỏ trong số họ đang đối mặt với thất nghiệp ở cả hai quốc gia. Một thời số lượng này đã im lặng. Nhưng ngày nay, các mạng xã hội và Internet đã cho họ một công cụ tuyết vời để tập hợp nhau lại cùng đấu tranh chống những bất bình của mình.

Akram Belkaid

Các bài liên quan:

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Trung Quốc đang phát triển theo mô hình tư bản nguyên thủy, giới tư bản liên kết với lãnh đạo độc tài bóc lột nhân dân lao động. Tuy nhiên sự bóc lột vẫn nằm trong giới hạn chịu đựng nên kết quả là chưa dẫn đến sự bạo loạn.
Có một dự cảm xấu đối với thể chế độc tài cộng sản trong thời gian sắp tới do những mâu thuẫn nội tại và biến động toàn cầu.
Trung Quốc có một lợi điểm đáng kể trong thời điểm bất ổn hiện nay là nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, nhưng với số dân lớn, và nếu giá dầu vẫn tiếp tục ở mức cao thì hương hoa nhài chắc chắn sẽ lan tỏa đến nền kinh tế số hai thế giói.