Hàng năm, hàng chục ngàn bác sĩ Đông Âu từ chức để chuyển sang hành nghề tại Pháp và Cộng hòa liên bang Đức.
"Cám ơn, chúng tôi đi đây." Đây là thông điệp mà 2.500 bác sĩ Cộng hòa Séc gửi tới bộ Y tế nước này. Họ bất bình về mức thu nhập thấp và điều kiện làm việc thiếu thốn của mình. Đồng thời họ đe dọa sẽ từ chức tập thể vào cuối năm nay nếu các điều kiện trên không được ngay lập tức cải thiện trong thời gian sớm nhất. Từ khi các nước Đông Âu ra nhập Liên minh châu Âu EU, bằng cấp của họ được công nhận trong toàn Liên minh, chúng ta đang chứng kiến một làn sóng di cư lớn các bác sĩ và y tá các quốc gia này sang Tây Âu tìm mức thu nhập thỏa đáng hơn. Đức là một trong những quốc gia được hưởng lợi nhất bởi tình huống này, trong khi chính họ cũng bị chảy máu chất xám khi các bác sĩ Đức thường bị lôi cuốn bởi mức lương siêu hấp dẫn của các nước Bắc Âu và Thụy Sĩ.
Nhưng đối với các quốc gia Trung và Đông Âu, đây lại là một vấn đề lớn. Cộng hòa Séc đã thống kê họ thiếu khoảng 700 bác sĩ, ở những vị trí đang bỏ chống mà họ không thể tìm đước người thế chỗ. Còn Bulgari, bộ trưởng bộ Y tế nước này, bà Anna-Maria Borisova cho biết "Tính trung bình mỗi ngày có một bác sĩ bỏ việc." Nghiêm trọng nhất chắc là Rumani. Từ khi gia nhập EU năm 2007, Bucarest đã mất 6.000 bác sĩ, thêm vào đó là hơn 4.000 y tá. Họ tìm đến Pháp, Đức hay Anh, nơi một bác sĩ làm cùng một công việc được trả lương gấp 10 lần.
Và chắc tình trạng này chắc còn tiếp tục kéo dài. Ở Đức vẫn còn thiếu hơn 5.000 vị trí trong các bệnh viện. Các bệnh viện nước này sẵn sàng trả tiền các khóa học ngoại ngữ, đồng thời nhờ các công ty săn đầu người để thu hút các bác sĩ Đông Âu. Hiện nhiều ý kiến yêu cầu Liên minh Châu Âu phải can thiệp, đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực y tế của mỗi nước, qua đó có một chương trình điều phối hợp lý.
Còn để tạm thời bù đắp nguồn thiếu hụt của mình, các thành viên mới của EU đang nhờ vào nguồn bác sĩ người Belarus, Ukraina, Nga hay Ấn Độ. Nhưng ngay cả các quốc gia giàu có của Tây Âu vẫn đang lo ngại môt làn sóng di cư từ Đông sang Tây mới, mà lần này, chính họ sẽ là nạn nhân. Theo như kế hoạch cải tổ hệ thống y tế Hoa Kỳ của tổng thống Obama, nước Mỹ sắp tới có thể sẽ thiếu 1 triệu y tá.
- Klaus Brill -
Các bài liên quan:
- Klaus Brill -
Các bài liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét