Ngày 19 tháng 1 năm 2010, Chủ tịch nước Trung Hoa Hồ Cẩm Đào sẽ hội đàm với tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Nhà trắng. Đấy là chuyến viếng thăm chính thức Washington lần thứ ba của ông và có lẽ là lần cuối cùng trước khi ông chuyển giao trọng trách cho người kế nhiệm vào năm 2012. Chuyến đi lần này diễn ra ngay sau chuyến công du tới Bắc Kinh của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, Robert Gates, từ ngày mùng 10 cho tới ngày 12 tháng 1.
Chuyến viếng thăm chính thức lần này của Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào có lẽ là cuộc hội đàm Trung-Mỹ quan trọng nhất sau chuyến đi lịch sử của Thủ tướng Đặng Tiểu Bình, diễn ra cách đây hơn 30 năm. Nó phải đạt được nhiều điều khác ngoài việc chỉ là một chuyến viếng thăm hữu nghị thông thường. Nó phải định nghĩa lại được mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia, từ đó tiến tới xây dựng một sự hợp tác trên phạm vi toàn cầu, những nơi mà cả hai đều đã có khả năng xây dựng được ảnh hưởng của mình.
Chuyến viếng thăm chính thức lần này của Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào có lẽ là cuộc hội đàm Trung-Mỹ quan trọng nhất sau chuyến đi lịch sử của Thủ tướng Đặng Tiểu Bình, diễn ra cách đây hơn 30 năm. Nó phải đạt được nhiều điều khác ngoài việc chỉ là một chuyến viếng thăm hữu nghị thông thường. Nó phải định nghĩa lại được mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia, từ đó tiến tới xây dựng một sự hợp tác trên phạm vi toàn cầu, những nơi mà cả hai đều đã có khả năng xây dựng được ảnh hưởng của mình.
Tôi nhớ rất rõ chuyến viếng thăm của Thủ tướng Đặng Tiểu Bình, vì tại thời điểm đó, tôi đang là Cố vấn An ninh Quốc gia. Chuyến thăm đó diễn ra trong bối cảnh Liên bang Xô viết đang bành trướng ảnh hưởng của mình. Đó là cơ hội cho Hoa Kỳ và Trung Quốc gặp nhau để cùng hội đàm làm sao có thể ngăn cản sự bành trướng đó. Nó cũng đánh dấu mốc chuyển mình của nền kinh tế Trung Quốc, một sự chuyển mình phát triển không ngừng trong suốt 30 năm qua, góp phần thắt nối mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.
Nhưng chuyến đi của Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào lại diễn ra trong một bầu không khí khác. Đang có quá nhiều sự khác biệt lớn đè nặng lên mối quan hệ song phương Mỹ-Trung, đó là chưa kể nhiều quốc gia Châu Á đang lo lắng trước những tham vọng mới của Bắc Kinh. Vì vậy, chuyến viếng thăm lần này không diễn ra trong hoàn cảnh tốt đẹp nhất để chuẩn bị xây dựng môt sự hợp tác giữa hai quốc gia. Những tháng gần đây, các chủ đề gây xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng tăng, cả hai bên đều lên án đối phương đang áp dụng một chính sách kinh tế trái ngược lại với những quy luật của nền kinh tế toàn cầu. Cả hai đều tố cáo đối tác của mình đang áp dụng một chính sách ích kỷ, hoàn toàn chỉ nghĩ cho lợi ích riêng, mà quên đi vị thế của người anh cả và đầu tàu của mình đối với nền kinh tế thế giới. Những khác biệt khác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vần đề quyền con người cũng trở nên gay gắt hơn sau khi Lưu Hiểu Ba được trao tặng Giải Nobel Hòa bình năm 2010.
Tình hình căng thẳng khiến nhiều khi, chưa chắc đã do cố tình, động thái của đối tác khiến bên kia ngay lập tức nghi ngờ và quan ngại. Như quyết định của Washington cung cấp cho Ấn Độ công nghệ hạt nhân dân dụng đã khiến Bắc Kinh phải có ngay lập tức có câu trả lời, khi quốc gia này đồng ý giúp đỡ Pakistan hiện đại hóa các cơ sở hat nhân dân dụng của mình. Thái độ khá thờ ơ của Trung Hoa về tình hình căng thẳng leo thang giữa hai miền Triều Tiêu cũng khiến nhiều người đang lo lắng về chính sách ngoại giao mà Bắc Kinh muốn áp dụng để giải quyết các vấn đề của bán đảo này. Vài năm gần đây, Washington đã sai lầm khi khiến nhiều đối tác quay lưng vì chính sách ngoại giao chỉ tính đến lợi ích đơn phương của mình, thì Trung Quốc cũng nên suy nghĩ rằng một số động thái gần đây của họ khiến một số nước láng giềng lo ngại là điều không tránh khỏi.
Bất cứ một sự leo thang nào trong khu vực này cũng ảnh hưởng về lâu dài tới sự ổn định của châu Á cũng như về quan hê Mỹ-Trung. Nhưng có lẽ trong những thời điểm nhất định, cả hai đều rất muốn thử cho leo thang sự căng thẳng này để che dấu những khó khăn đang gặp phải ở những vấn đề quốc nội của mình. Những khó khăn mà cả hai đang gặp phải đều là có thật. Hoa Kỳ đang khẩn cấp cần một sự đổi mới trên diện rộng: để phá bỏ đi tất cả những hệ thống cơ quan và chính sách được xây dựng trong 40 năm chiến tranh lạnh mà ngày nay đã không còn cần thiết hay lỗi thời, và cũng để bắt kip lại thời gian đã mất khi suốt 20 năm qua, Hoa Kỳ đã quá nhiều lần nhắm mắt để cố tình không nhìn thấy rằng trên nhiều điểm, mình đã bị quá lạc hậu.
Về phần mình, sự bấp bênh của Trung Hoa ở chỗ họ đã hy sinh quá nhiều thứ để chỉ chú trọng tới sự phát triển nền kinh tế. Cũng như tâm lý vài năm gần đây cũng các học giả Trung Quốc đã tự thỏa mãn, đã tự hô hào thắng lợi, cả ở mặt đổi mới đất nước cũng như về vị thế mới của Trung Hoa trên trường quốc tế. 30 năm sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc không được né tránh, mà phải để cập thẳng thắn tới các điểm còn khác biệt của mình, và không được quên rằng cả hai cần có nhau. Nếu cả hai không thắt chặt được mối quan hệ của mình, cả hai quốc gia đều là bên bị thiệt.
Để chuyến viếng thăm lần này không chỉ đơn thuần là hình thức, Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cần phải cố gắng để ra một tuyên bố chung về tiềm năng to lớn có thể mang lai của sự hợp tác Trung-Mỹ. Họ phải cũng nhau xác định được những cột mốc bản lề của mối quan hê này, cũng như phải xác định được rằng tham vọng của sự hợp tác giữa hai bên phải vượt ra ngoài lợi ích đơn thuần của hai quốc gia.
Tuyên bố chung giữa nguyên thủ hai nước phải để cập đến tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội. Nó phải hoàn toàn thành thật nói đến các điểm còn khác biệt giữa hai bên, và giải pháp để dần trung hòa các khác biệt đó. Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng phải cũng nhau bàn bạc về vấn đề an ninh ở các khu vực mà cả hai đều đang có lợi ích hay ảnh hưởng, cam kết sẽ cũng nhau hợp tác để giảm thiểu các nguy cơ tại các khu vực này.
Một văn kiện như vậy đầu tiên sẽ tránh đặt hai quốc gia vào trạng thái đối đầu nhau, và hy vọng rằng nó sẽ phát triển để khiến hai phía có thể hợp tác với nhau trong một số trường hợp cụ thể. Mối quan hệ này mang tính sống còn giữa hai quốc gia lớn trong lịch sự, mà ta tưởng mọi điểm đều hoàn toàn khác biệt nhau, nhưng cả hai đều đã đóng vai trò quan trọng nhường nào trong lịch sử thế giới.
Về tác giả: Zbigniew Brzezinski là cựu Cố vấn An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter (1977-1981), ông hiện nay đang là giáo sư môn Chính trị quốc tế tại Đại học Johns Hopkins.
Nhưng chuyến đi của Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào lại diễn ra trong một bầu không khí khác. Đang có quá nhiều sự khác biệt lớn đè nặng lên mối quan hệ song phương Mỹ-Trung, đó là chưa kể nhiều quốc gia Châu Á đang lo lắng trước những tham vọng mới của Bắc Kinh. Vì vậy, chuyến viếng thăm lần này không diễn ra trong hoàn cảnh tốt đẹp nhất để chuẩn bị xây dựng môt sự hợp tác giữa hai quốc gia. Những tháng gần đây, các chủ đề gây xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng tăng, cả hai bên đều lên án đối phương đang áp dụng một chính sách kinh tế trái ngược lại với những quy luật của nền kinh tế toàn cầu. Cả hai đều tố cáo đối tác của mình đang áp dụng một chính sách ích kỷ, hoàn toàn chỉ nghĩ cho lợi ích riêng, mà quên đi vị thế của người anh cả và đầu tàu của mình đối với nền kinh tế thế giới. Những khác biệt khác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vần đề quyền con người cũng trở nên gay gắt hơn sau khi Lưu Hiểu Ba được trao tặng Giải Nobel Hòa bình năm 2010.
Tình hình căng thẳng khiến nhiều khi, chưa chắc đã do cố tình, động thái của đối tác khiến bên kia ngay lập tức nghi ngờ và quan ngại. Như quyết định của Washington cung cấp cho Ấn Độ công nghệ hạt nhân dân dụng đã khiến Bắc Kinh phải có ngay lập tức có câu trả lời, khi quốc gia này đồng ý giúp đỡ Pakistan hiện đại hóa các cơ sở hat nhân dân dụng của mình. Thái độ khá thờ ơ của Trung Hoa về tình hình căng thẳng leo thang giữa hai miền Triều Tiêu cũng khiến nhiều người đang lo lắng về chính sách ngoại giao mà Bắc Kinh muốn áp dụng để giải quyết các vấn đề của bán đảo này. Vài năm gần đây, Washington đã sai lầm khi khiến nhiều đối tác quay lưng vì chính sách ngoại giao chỉ tính đến lợi ích đơn phương của mình, thì Trung Quốc cũng nên suy nghĩ rằng một số động thái gần đây của họ khiến một số nước láng giềng lo ngại là điều không tránh khỏi.
Bất cứ một sự leo thang nào trong khu vực này cũng ảnh hưởng về lâu dài tới sự ổn định của châu Á cũng như về quan hê Mỹ-Trung. Nhưng có lẽ trong những thời điểm nhất định, cả hai đều rất muốn thử cho leo thang sự căng thẳng này để che dấu những khó khăn đang gặp phải ở những vấn đề quốc nội của mình. Những khó khăn mà cả hai đang gặp phải đều là có thật. Hoa Kỳ đang khẩn cấp cần một sự đổi mới trên diện rộng: để phá bỏ đi tất cả những hệ thống cơ quan và chính sách được xây dựng trong 40 năm chiến tranh lạnh mà ngày nay đã không còn cần thiết hay lỗi thời, và cũng để bắt kip lại thời gian đã mất khi suốt 20 năm qua, Hoa Kỳ đã quá nhiều lần nhắm mắt để cố tình không nhìn thấy rằng trên nhiều điểm, mình đã bị quá lạc hậu.
Về phần mình, sự bấp bênh của Trung Hoa ở chỗ họ đã hy sinh quá nhiều thứ để chỉ chú trọng tới sự phát triển nền kinh tế. Cũng như tâm lý vài năm gần đây cũng các học giả Trung Quốc đã tự thỏa mãn, đã tự hô hào thắng lợi, cả ở mặt đổi mới đất nước cũng như về vị thế mới của Trung Hoa trên trường quốc tế. 30 năm sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, cả Hoa Kỳ và Trung Quốc không được né tránh, mà phải để cập thẳng thắn tới các điểm còn khác biệt của mình, và không được quên rằng cả hai cần có nhau. Nếu cả hai không thắt chặt được mối quan hệ của mình, cả hai quốc gia đều là bên bị thiệt.
Để chuyến viếng thăm lần này không chỉ đơn thuần là hình thức, Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào cần phải cố gắng để ra một tuyên bố chung về tiềm năng to lớn có thể mang lai của sự hợp tác Trung-Mỹ. Họ phải cũng nhau xác định được những cột mốc bản lề của mối quan hê này, cũng như phải xác định được rằng tham vọng của sự hợp tác giữa hai bên phải vượt ra ngoài lợi ích đơn thuần của hai quốc gia.
Tuyên bố chung giữa nguyên thủ hai nước phải để cập đến tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội. Nó phải hoàn toàn thành thật nói đến các điểm còn khác biệt giữa hai bên, và giải pháp để dần trung hòa các khác biệt đó. Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng phải cũng nhau bàn bạc về vấn đề an ninh ở các khu vực mà cả hai đều đang có lợi ích hay ảnh hưởng, cam kết sẽ cũng nhau hợp tác để giảm thiểu các nguy cơ tại các khu vực này.
Một văn kiện như vậy đầu tiên sẽ tránh đặt hai quốc gia vào trạng thái đối đầu nhau, và hy vọng rằng nó sẽ phát triển để khiến hai phía có thể hợp tác với nhau trong một số trường hợp cụ thể. Mối quan hệ này mang tính sống còn giữa hai quốc gia lớn trong lịch sự, mà ta tưởng mọi điểm đều hoàn toàn khác biệt nhau, nhưng cả hai đều đã đóng vai trò quan trọng nhường nào trong lịch sử thế giới.
Về tác giả: Zbigniew Brzezinski là cựu Cố vấn An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter (1977-1981), ông hiện nay đang là giáo sư môn Chính trị quốc tế tại Đại học Johns Hopkins.
2 nhận xét:
Không để ý là bài này đã từng được dịch và đăng tại Tuần Việt Nam nên bị trùng http://tuanvietnam.net/2011-01-05-tiep-tuc-lam-ban-voi-trung-quoc-nhu-the-nao-
Bài gốc: http://www.nytimes.com/2011/01/03/opinion/03brzezinski.html
Đăng nhận xét