Vẫn có những định kiến về việc sinh con trai hay con gái ở Việt Nam. Từ khi siêu âm được phổ biến, tình trạng nạo phá thai để chọn giới tính cho con được phát triển, hoàn toàn bất hợp pháp và đi ngược lại các giá trị đạo đức, nhưng được sự thờ ơ hay bao dung của xã hội.
Huyền, một người phụ nữ đã ngoài 30 tuổi sống tại Hà Nội. Huyền đã có hai bé gái. Lần mang thai lần này, Huyền giấu gia đình. Chồng cô đã dọa ly dị nếu cô không sinh con trai. Mẹ chồng cũng gây áp lực. Huyền giấu mình đã mang thai, sau tháng thứ 4, cô sẽ đi siêu âm, nếu là con trai, cô sẽ giữ, nếu không co sẽ bí mật phá.
Chính phủ Việt Nam nghiêm cấm phá thai vì lý do giới tính của trẻ, nhưng các bác sĩ ít khi hỏi đến lý do này. Giá cho mỗi ca xử lý từ 500.000 VND cho một thai nhi bốn tháng tuổi và 700.000 VND cho một thai nhi bảy tháng tuổi. Một mức giá nằm trong khả năng của đa số mọi gia đình. Rất ít phụ nữ thú nhận với chồng là đã từng phá thai để chọn giới tính cho con. Nhưng nhiều địa chỉ « tin cậy » được chị em truyền tai nhau. Như Lê, mẹ của một bé trai và một bé gái, đã từng phá thai bốn lần tâm sự.
Do thói quen không sử dụng thuốc tránh thai của một thế hệ. Việc phá thai là một việc hết sức phổ biến tại Việt Nam. Cứ năm trường hợp mang thai thì có một trường hợp đi giải quyết. Các bác sĩ chấp nhận giải quyết đến tuần thứ 18 hay 20, khi đã biết chắc giới tính của thai nhi.
Theo một điều tra của Quỹ Dân số của Liên Hợp Quốc, cứ có 100 bé gái sinh ra, thì tương ứng với sự chào đời của 110,5 bé trai, điều đặc biệt nguy hiểm nữa là tỉ lệ này ngày càng được nới rộng trong năm năm gần đây, và đã vượt qua Trung Quốc cũng như Hàn Quốc về sự lệch tỉ lể giới tính giữa nam và nữ.
Chính phủ cố giảm thiểu tầm quan trọng của vấn đề này, nhưng cũng có ra một thông tư cấm cả trung tâm siêu âm công bố giới tính của thai nhi, điều mà không ai kiểm soát được, cũng như đóng cửa một số website bầy mẹo sinh con trai như ăn cá muối hay giá đỗ.
« Nhưng điều quan trọng nhất là phải thay đổi cách nghĩ ». Ở Việt Nam, con trai có trách nhiệm lo cho bố mẹ khi về già còn con gái lo cho gia đình nhà chồng. Áp lực của gia đình và xã hội đẩy nhiều phụ nữ vào con đường buộc phải phá thai. Tại Hàn Quốc, một phần của vấn đề được giải quyết khi chính phủ có những chính sách bảo trợ người cao tuổi. Ông Dương Qúy Trọng, trưởng ban dân số và kế hoạch hóa phát biểu, « cần phải cải thiện hệ thống lương hưu, để khi về già người ta không sợ khi không có con trai nữa ». Nếu không có gì thay đổi, một người đàn ông Việt Nam trên mười sẽ không thể lấy vợ khi đến tuổi thành hôn vào năm 2050.
Hervé Lisandre
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét