Lưu Bích Phương là một người đàn ông thành đạt. Ông sở hữu một văn phòng luật sư đang phát ở Tế Nam, miền đông Trung Quốc. Ông đi xe Chrysler đen, một biểu tượng cho sự thành công, nhưng ông cũng không che dấu gốc gác nông thôn của mình. Khi ngồi tiếp chúng tôi, ông kéo xếch hai ống quần lên, một thói quen của các nông dân Trung Hoa. Nguồn gốc của mình khiến ông dễ dàng gần gũi với những người thuộc tầng lớp thấp của xã hội.
Ông mở văn phòng luật sư riêng từ năm 1999. Tới năm 2001, ông lập ra thêm một trung tâm hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người lao động ngoại tỉnh. Hiện có 210 triệu người Trung Hoa đã rời bỏ quê nhà để xây dựng sự phát triển thần tốc của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Khác với thế hệ cha ông họ, khi từ nông thôn ra thành thị được coi là thành phần cơ bản bần cố nông được tạo vô vàn ưu đãi. Bây giờ họ chỉ như những công dân hạng hai, với bài toán sổ hộ khẩu không bao giờ hóa giải được, và chấp nhận thiệt thòi trên mọi phương diện.
Khi luật sư Lưu nhận ra một số "thói quen" của chính quyền địa phương đối với dân lao động ngoại tỉnh, là người không hay ca thán, ông quyết định làm một việc gì thiết thực hơn là lên án suông. Ông mở trung tâm tư vấn pháp lý miễn phí, đặt một bàn bóng bán tại phòng chờ của trung tâm, và bắt đầu đi phát tờ rơi nêu rõ quyền lợi của người lao động tại các nhà máy và công trường.
54 luật sư làm việc cho ông Lưu không mấy đồng quan điểm với ông trong vấn đề này. "Nhưng tôi đã phát rất nghiêm với họ" - Ông Lưu cười tươi kể lại. Rồi dần dần họ cũng hiểu. Trung tâm chỉ nhận tiền thù lao một khi giải quyết được xong công việc. "Từ ngày mở cửa, chúng tôi đã giúp 30.000 người và đòi lại được về cho họ 5 triệu Nhân dân tệ tiền lương bị quỵt (735.OO0 USD)."
Tranh trên tờ The Economist (Vương quốc Anh).
Khi Trung Quốc đang dần buộc phải trở thành một nhà nước pháp quyền, vai trò của nghề luật sư ngày càng quan trọng: "Cách đây 30 năm, chúng tôi chỉ giữ vai trò là người đại diện cho khách hàng trước tòa án. Ngày hôm nay, vai trò của chúng tôi dần tiến tới là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của chúng tôi tại tòa" - ông Lưu nhận xét. Những năm đầu trung tâm của ông đa phần chỉ giải quyết những vụ việc đòi tiền lương bị quỵt, nay nó đã phát triển sang đòi hỏi các quyền lợi khác cho người lao động như quyền được đóng bảo hiểm xã hội, được ký một hợp đồng đúng quy tắc, tiền bồi thường khi bị tai nạn lao động...
Trong phòng làm việc của ông Lưu treo một bức tranh chữ viết thuyết của đức Mạnh tử: "dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" - "Lấy dân làm gốc, sau đến xã tắc, cuối cùng mới tới bậc quân hầu." Quan điểm của ông Lưu làm nghề luật sư, nếu không giúp pháp luật bảo vệ những người cần tới nó nhất, những người yếu nhất, thì pháp luật sẽ mất giá trị tồn tại của nó, và nghề của ông cũng vì thế mà chẳng ý nghĩa cần thiết của nó.
- Peter Ford -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét