Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Singapore - Tiến tới đa đảng hóa nhờ vào Internet

- Trích Asia Times Online; Hồng Kông -

Công dân đảo quốc Sư tử đa phần đều có khả năng trao đổi blog, tweet cũng như các video qua youtube để bình luận về cuộc bầu cử quốc hội diễn ra vào ngày mùng 7 tháng 5 vừa qua. Nó như một điểm mới trong đời sống chính trị của Singapore, khi các đảng đối lập có một kênh thông tin thoát khỏi cảnh kìm kẹp của Đảng Nhân dân Hành động (PAP) cầm quyền. Tuy Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn duy trì được đa số ghế, nhưng lần đầu tiên trong lịch sử, phe đối lập thắng một khu bầu cử có nhiều đại biểu.


Công dân đảo quốc Sư tử đa phần đều có khả năng trao đổi blog, tweet cũng như các video qua youtube để bình luận về cuộc bầu cử quốc hội diễn ra vào ngày mùng 7 tháng 5 vừa qua. Nó như một điểm mới trong đời sống chính trị của Singapore, khi các đảng đối lập có một kênh thông tin thoát khỏi cảnh kìm kẹp của Đảng Nhân dân Hành động (PAP) cầm quyền. Tuy Thủ tướng Lý Hiển Long vẫn duy trì được đa số ghế, nhưng lần đầu tiên trong lịch sử, phe đối lập thắng một khu bầu cử có nhiều đại biểu.

Nhiều ngày trước khi bộ trưởng bộ tài chính Singapore, Tharman Shanmugaratnam, công bố kế hoạch ngân sách năm 2011, phe đối lập đã lên tiếng cho việc nếu được cầm quyền, họ sẽ sử dụng số tiền này như thế nào. Dù các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống, dưới sự kiểm soát của chính phủ, gần như không dành một từ nào để nói về chương trình hành động của phe đối lập, nhưng không vì thế mà thông điệp của họ không được lan tỏa rộng rãi nhờ vào Internet. Sự kiểm duyệt của PAP lên đời sống chính trị tại Singapore ngày càng bị chỉ trích kịch liệt trên Internet thông qua các blog, Facebook và Twitter. Vì PAP vẫn kiểm soát được gần như toàn bộ các phương tiện thông tin truyền thống, phe đối lập hướng về các báo mạng trẻ giám đăng tải những luồng suy nghĩ mới táo bạo hơn. Một số tờ báo mạng như Online Citizen và Temasek Review đã có được sự thành công lớn nhờ dành một tiếng nói nhất định cho phe đối lập.

Đảng Nhân dân Hành động (PAP) cầm quyền từ năm 1959 thường bị lên án là bóp chết sự tranh luận chính trị khi gần như độc quyền kiểm soát mọi phương tiện báo chí và truyền hình tại Quốc đảo sư tử. Nhưng với sự xuất hiện của Internet, sự kiểm soát của PAP ít có hiệu quả hơn. Ví dụ như Đảng Dân chủ Singapore (SDP) đối lập hiện không có một thành viên nào trong Quốc hội, nhưng website của họ lại là website có nhiều lượt người truy cập nhất, hơn cả của đảng PAP. Trong một cuộc hội thảo-tranh luận được tổ chức vào tháng 12 vừa rồi, Chee Soon Juan, Tổng thư ký đảng SDP phát biểu: "Tôi nghĩ rằng Internet là công cụ tốt nhất để không bị lệ thuộc vào giới truyền thông cũ, vốn bị chi phối bởi đảng cầm quyền".


Mặc dù khoác áo dân chủ, nhưng Singapore bị xếp hạng rất kém trong lĩnh vực tự do báo chí. Đa phần các báo Singapore đều có truyền thống tự kiểm duyệt, và thân với chính quyền. Hãng thông tấn chính của quốc đảo, Singapore Press Holdings, thuộc quyền sở hữu quốc doanh, và Hội đồng quản trị của nó đa phần là đảng viên PAP. Tổng biên tập các báo, ngay cả của tờ Straits Times, đều phải có sự đồng ý của chính phủ mới được nhận chức, và thường xuyên nhận được nhiều chỉ thị từ phía trên.

Từ lâu rồi, PAP muốn có một môi trường báo chí đưa tin hài hòa, ít đấu tranh va chạm. Trước khi báo mạng xuất hiện, PAP kiểm soát mọi tờ báo nhờ vào điều luật Newspaper and printing presses act (NPPA) được thông qua vào năm 1974, bắt buộc mọi tòa soạn và nhà in hàng năm phải gia hạn giấy phép hoạt động. Ngoài ra, không một cá nhân nào được phép nắm đa số cổ phần tại một tờ báo. Thêm nữa, NPPA cũng quy định, những cổ đông được gọi là cổ đông điều hành, phải được sự thông qua của chính phủ, sẽ có quyền biểu quyết giá trị gấp 200 lần quyền biểu quyết của các cổ đông bình thường khác. Chính vì vậy mà đa phần thành viên ngồi trong Hội đồng quản trị của các báo đều là người của PAP. "Các báo của Singapore, hay phần lớn là vậy, đều là các cộng tác viên đắc lực của chính phủ", Cherian George, cựu phóng viên của tờ Straits Times, hiện là giảng viên của Trường truyền thông và thông tin Wee Kim Wee, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, đã nhận xét như vậy.

Singapore là một trong những quốc gia có tỉ lệ người truy cập vào Internet cao nhất thế giới. Năm 1992, chính phủ đã khởi công kế hoạch mang tên IT2000, nhằm biến quốc đảo này thành "hòn đảo thông minh", nơi dẫn đầu về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống. Gần 20 năm sau, chương trình này đã đem lại nhiều kết quả nhất định. Vào tháng 2 năm 2011, mạng công nghệ ZDNet đã công bố thông tin rằng: theo khảo sát của Firefly Millward Brown: một công ty nghiên cứu thị trường Internet: thì Singapore là thị trường triển vọng nhất của các mạng xã hội. Trong tổng số 5 triệu dân của quốc đảo, có hơn 2 triệu người thường xuyên sử dụng Facebook.

PAP cũng đã quyết tâm phản đòn, khi thông qua một đạo luật quy định rất ngặt nghèo cách thức sử dụng Internet trong vận động bầu cử. Audio live hay video streaming bị quản lý chặt, nếu không sẽ bị xếp vào hạng mục tuyên truyền chính trị ngoài vòng pháp luật.

Cherian George cũng cho rằng, mặc dù ảnh hưởng của báo chí mạng ngày càng lớn, nhưng còn rất lâu nữa PAP mới mất quyền thống trị nền chính trị Singapore. Chính phủ cũng đã hơi nới lỏng lệnh hạn chế việc dùng Internet vào vận động tranh cử, bằng cách cho các ứng cử viên được dùng công nghệ mới vào việc vận động phiếu bầu nếu họ thông báo trước 12 tiếng cho Ủy ban tổ chức bầu cử.

Nhưng theo đánh giá của Gerald Giam, thành viên đảng Lao động Singapore, "Internet vẫn chỉ là một công cụ cho các ứng cử viên, nó chưa thể là một chiến lược chủ đạo, các cử tri vẫn đợi gặp trực tiệp mọi ƯCV để đánh giá và đưa ra quyết định của mình".

Megawati Wijaya

Không có nhận xét nào: